Tập huấn quy định kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng 3-4, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phối hợp với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, Phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn “Phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU và thị trường khác”
Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai phát biểu tại Hội nghị tập huấn. Ảnh: Lê Nam

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai phát biểu tại Hội nghị tập huấn. Ảnh: Lê Nam

Trong thời gian 2 ngày (3 và 4-4) khoảng 70 học viên đại diện phòng kinh tế/phòng nông nghiệp và PTNT, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã và TP. Pleiku; doanh nghiệp, hợp tác xã, nông hội trên địa bàn tỉnh sẽ được truyền tải các kiến thức cơ bản gồm: Hướng dẫn công tác cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; giới thiệu điều kiện nông sản xuất khẩu sang thị trường Úc và các loài sinh vật gây hại bị cấm; quy định về kiểm dịch đối với nông sản xuất khẩu đi Trung Quốc, EU và thị trường khác; ứng dụng công nghệ số trong quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói (phần mềm Farm Diary; phần mềm quản lý cơ sở đóng gói); hướng dẫn quản lý sinh vật gây hại theo hướng tiếp cận hệ thống (System approach); hướng dẫn quy trình kiểm tra sinh vật gây hại tại cơ sở đóng gói; hướng dẫn giám sát sinh vật gây hại ngoài đồng ruộng theo ISPM 06; hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp sản xuất nông sản vào thị trường Trung Quốc theo Lệnh 248 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc; hướng dẫn xử lý yêu cầu kiểm dịch thực vật... Sau đó các học viên sẽ đi thực địa vùng trồng và cơ sở đóng gói tại huyện Đak Đoa.

Các học viên tham gia lớp tập huấn “Phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU và thị trường khác”. Ảnh: Lê Nam

Các học viên tham gia lớp tập huấn “Phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU và thị trường khác”. Ảnh: Lê Nam

Hội nghị tập huấn nhằm nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ các phòng nông nghiệp và PTNT/phòng kinh tế, trung tâm dịch vụ nông nghiệp về các quy định về thị trường xuất khẩu, góp phần tập trung nguồn lực hỗ trợ và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tại các địa phương thiết lập, quản lý các mã số vùng trồng xuất khẩu, cơ sở đóng gói, từ đó nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông sản địa phương.

Hội nghị tập huấn “Phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU và thị trường khác”. Ảnh: Lê Nam

Hội nghị tập huấn “Phổ biến các quy định kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, EU và thị trường khác”. Ảnh: Lê Nam

Được biết, tính đến hết tháng 3-2024, cả nước có khoảng 7.344 mã số vùng trồng và 1.613 cơ sở đóng gói trải dài trên 50 tỉnh, thành phố. Tại Gia Lai, đã được cấp 225 mã số vùng trồng, với diện tích trên 9.634 ha và 35 mã số cơ sở đóng gói, với công suất khoảng 1.445-1.595 tấn quả tươi/ngày, trong đó chủ yếu là trái cây với các thị trường xuất khẩu như Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, New Zealand, Hoa Kỳ…

Có thể bạn quan tâm

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Hội LHPN xã Ia Mơ Nông tặng hội viên thùng rác để bỏ rác sinh hoạt, bảo vệ môi trường. Ảnh: G.H

Ia Mơ Nông chung tay bảo vệ môi trường nông thôn

(GLO)- Nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và triển khai nhiều mô hình, cách làm hay, hiệu quả, góp phần làm cho cảnh quan môi trường nông thôn của xã ngày càng xanh-sạch-đẹp. 

Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Nhờ chăm chỉ làm lụng, gia đình anh Rơ Lan Hle (ở giữa) đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, bề thế. Ảnh: T.D

Sức sống mới ở làng Ó

(GLO)- Xa rồi những ngày khốn khó với nỗi lo thiếu đói lúc giáp hạt luôn ám ảnh trong tâm trí người dân làng Ó, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Giờ đây, làng Ó đã khoác lên mình chiếc áo mới bởi màu tươi sáng của những ngôi nhà xây to đẹp và các khu vườn mướt xanh, trĩu quả.