Học sinh Hà Nội không được dùng điện thoại trong lớp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hà Nội yêu cầu học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác không phục vụ cho việc học tập trên lớp và không được giáo viên cho phép.

Sở GD-ĐT Hà Nội vừa có văn bản gửi các trưởng phòng GD-ĐT, giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, hiệu trưởng các trường trực thuộc yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường.

Hà Nội ban hành hướng dẫn mới về việc học sinh sử dụng điện thoại di động (ảnh minh họa)
Hà Nội ban hành hướng dẫn mới về việc học sinh sử dụng điện thoại di động (ảnh minh họa)

Văn bản nêu: "Qua theo dõi thực tế, phản ánh của các cơ quan báo chí và dư luận xã hội về việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập, tồn tại, hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố".

Để chấn chỉnh và khắc phục tình trạng này, Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị, ban giám hiệu, giáo viên các nhà trường, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên phổ biến, quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định về việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường.

Sở GD-ĐT Hà Nội hướng dẫn: "Tùy vào điều kiện thực tế, ban giám hiệu và các giáo viên nhà trường quản lý điện thoại và các thiết bị thu, phát sóng của học sinh trước khi vào tiết học đầu tiên (quản lý theo từng lớp học) và gửi lại điện thoại, thiết bị thu, phát sóng cho học sinh sau giờ tan trường, tan lớp. Trong các tiết học cần đến việc sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng và được giáo viên cho phép thì học sinh được phép mang vào lớp học để sử dụng".

Đối với học sinh, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu thực hiện nghiêm túc quy định "học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".

Sở GD-ĐT Hà Nội đề nghị phụ huynh học sinh đồng hành cùng nhà trường, thầy giáo, cô giáo; động viên, nhắc nhở, quản lý học sinh sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thu, phát sóng đúng mục đích, quy định tại nhà trường, lớp học.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng dẫn Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học có quy định: "Học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép";

Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD-ĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, trong đó nêu: "Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập.

Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học".

Theo Tuệ Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Các thành viên Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Rong (xã Đăk Rong) trao đổi kiến thức, kỹ năng giao tiếp. Ảnh: N.M

CLB thủ lĩnh của sự thay đổi: Sân chơi bổ ích cho học sinh dân tộc thiểu số

(GLO)- Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Kbang phối hợp với một số trường học trên địa bàn ra mắt câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Câu lạc bộ trở thành sân chơi bổ ích giúp các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thêm điều kiện giao lưu, bổ sung kiến thức, kỹ năng sống.

Siu Nhật-Tấm gương vượt khó trong học tập

Siu Nhật-Tấm gương vượt khó trong học tập

(GLO)- Tại thôn Đoàn Kết (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) có ngôi nhà chỉ vỏn vẹn 15 m2 được thưng bởi những tấm tôn. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng em Siu Nhật lại là học sinh chăm chỉ nhất Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 01 xã Chư Đang Ya.

Kỹ năng sư phạm thời công nghệ

Kỹ năng sư phạm thời công nghệ

Nhiều tình huống gây tranh cãi xảy ra giữa giáo viên và học sinh trong thời gian gần đây cho thấy vai trò quan trọng của kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm trong bối cảnh hiện nay.

Tận tâm, sáng tạo trong dạy nghề

Tận tâm, sáng tạo trong dạy nghề

(GLO)- Không chỉ tận tâm truyền đạt kỹ năng chuyên môn mà nhiều giáo viên dạy nghề tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh Gia Lai còn đóng vai trò hướng dẫn, định hình tương lai nghề nghiệp cho học viên.

Quảng bá hình ảnh Gia Lai qua cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia

Quảng bá hình ảnh Gia Lai qua cầu truyền hình chung kết Đường lên đỉnh Olympia

(GLO)- Ở vòng chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 24, em Nguyễn Quốc Nhật Minh-lớp 12C2A, Trường THPT Chuyên Hùng Vương đã xuất sắc mang cầu truyền hình về với Gia Lai. Đây không chỉ là sự kiện mang tính trí tuệ mà còn góp phần quảng bá hình ảnh về bản sắc văn hóa, du lịch của tỉnh nhà.