Hát ru: Nét văn hóa độc đáo của người Bahnar

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Nếu có dịp về thăm các buôn làng Bahnar, chúng ta sẽ được thưởng thức những làn điệu hát ru êm đềm, lắng đọng như tâm hồn và cốt cách của những người gắn bó với núi rừng, sông suối trên cao nguyên hùng vĩ.

Cũng như nhiều dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, từ ngàn đời nay, bằng con tim, khối óc, khát vọng vươn lên, đồng thời với việc bảo vệ, giữ gìn cuộc sống bình yên cho cộng đồng, người Bahnar đã sản sinh ra một kho tàng âm nhạc dân gian vừa phong phú vừa độc đáo. Trong đó, có những khúc hát ru lay động lòng người. Tính độc đáo của hát ru được thể hiện từ việc đặt tên cho các điệu hát đến đối tượng, nội dung, tính chất, không gian và thời gian thể hiện.

Người Bahnar gọi hát ru là Hơri pơlung/Hơri pơ lung/Pơ lung. Hát ru như tên gọi của nó, là hát để ru. Thế nhưng, người Bahnar không bao giờ gọi hát ru một cách chung chung mà lúc nào cũng dành cho một đối tượng cụ thể: Hơri pơ lung kon (Hát ru con), Hơri pơ lung oh (Hát ru em), Hơri pơ lung sâu (Hát ru cháu), Hơri pơ lung mon (Hát ru cháu). Cần phải nói thêm rằng, trong ngôn ngữ của người Bahnar thì từ sâu/sôu có nghĩa là cháu (được dùng trong mối quan hệ ông bà đối với các cháu và ngược lại); từ mon cũng có nghĩa là cháu nhưng được dùng trong mối quan hệ cô chú, bác gái, bác trai đối với các cháu và ngược lại. Do đó, “Pơ lung sâu” có nghĩa là bà hoặc ông ru cháu; “Pơ lung mon” có nghĩa là cô, chú hoặc bác gái, bác trai ru cháu. Tuy nhiên, cũng có lúc căn cứ vào đối tượng và nội dung mà người ta đặt tên riêng cho từng bài hát ru. Chẳng hạn như các bài sau đây: Gô me tanh brai (Chờ mẹ dệt vải), Nơr akhan (Lời khuyên), Pơ lung Krem (Hát ru Krem)...

Hội làng. Ảnh: Quốc Nguyễn

Hội làng. Ảnh: Quốc Nguyễn

Về ca từ, trong các khúc hát ru của người Bahnar, lời ca ngắn gọn, mộc mạc, đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, bay bổng với lối so sánh, ví von độc đáo. Vẻ đẹp của con/em/cháu thường được so sánh với cỏ cây hoa lá, chim muông. Nội dung bài hát ru thường khuyên em bé đừng khóc (oh ’ne hmoi), bố đang bận việc rẫy nương, đi săn; mẹ đang bận dệt vải, xúc cá, nấu ăn; con/em/cháu hãy ngủ cho ngoan, cha mẹ về sẽ cho quà. Bên cạnh đó là những lời ca ca ngợi cảnh đẹp buôn làng và những lời khen con, cháu khỏe, đẹp: “Cháu ở nơi cảnh đẹp nhất rồi đó/Cháu phải ngoan/Bước đi của cháu nhẹ nhàng như ngọn tre đung đưa trong gió/Cháu khỏe như măng mọc/Cháu đẹp lắm cháu ơi” (Ru cháu). Và đây nữa: “Ơ hỡi em/Như con chim bé xinh/Chim ch’rao đáng yêu/Chim non chưa biết bay/Chim non chưa hát hay/Trong vòng tay chị yêu” (Ru em ngủ)...

Cái mà em bé cảm nhận là những âm thanh trầm bổng, nhẹ nhàng, âm điệu vỗ về được vang lên từ lời hát của cha mẹ, ông bà, cô bác... Những âm thanh ấy là những tín hiệu văn hóa đầu tiên mà em bé được tiếp xúc, hấp thụ. Đó là “dòng sông văn hóa cội nguồn”, là tâm hồn và cốt cách của dân tộc.

Nét độc đáo của hát ru của người Bahnar còn được thể hiện ở chỗ, tuy không nhắc đến bé trai hay bé gái nhưng ta vẫn biết được người mẹ đang hát ru em bé nào. Bởi lẽ, theo phong tục của người Bahnar nói riêng, một số tộc người thiểu số Tây Nguyên nói chung, con gái phải biết dệt vải, may áo; con trai phải biết đan gùi, đi săn. Đây là lời hát ru bé gái: “Con ơi, con ngủ nhé/Để cha lên rẫy, để mẹ lên nương/Ngoan nhé, con của mẹ/Rồi ngày mai khôn lớn/Con sẽ dệt vải giỏi, để may áo đẹp” (Ru con).

Cũng như nhiều dân tộc khác, trên cơ sở giai điệu của hát ru, đồng bào Bahnar đã sáng tạo ra nhiều lời ca mới. “Nín đi con để cha mẹ lên rẫy/Nín đi con để mẹ đi hái quả chín, mẹ trồng lúa, hái cà phê/Chị cõng con đi chơi nhé/Thấy chim đỏ bắt về chơi/Thấy chim xanh bắt về đùa/Con ngoan nhé” (Ru con). Như vậy, rõ ràng ca từ của bài hát ru này đã có sự “đổi mới” cho phù hợp với đời sống xã hội hiện nay. Xưa kia, người Bahnar chỉ biết làm nương rẫy thì nay còn biết trồng cà phê, trồng mía... “Nín đi con để mẹ đi hái quả chín, mẹ trồng lúa, hái cà phê”. Chỉ một câu hát ru ngắn gọn nhưng đã giúp cho người thưởng thức biết được cuộc sống mới với cung cách làm ăn mới đã và đang bừng lên trong các buôn làng Bahnar.

Bên mẹ. Ảnh: Quốc Nguyễn

Bên mẹ. Ảnh: Quốc Nguyễn

Về âm nhạc, hát ru của người Bahnar cũng mang tính chất chung của thể loại hát ru, giai điệu mềm mại, ít thấy hoặc nói đúng hơn là không có những bước nhảy quãng rộng (quãng 5, quãng 8 như hát ru của người H’Mông); tốc độ (tempo) chậm vừa, có lúc vừa phải (moderato). Cấu trúc âm nhạc khá chặt chẽ. Thông thường, bài hát ru có 2 câu hoặc 4 câu nhạc được lặp đi, lặp lại nhiều lần tùy theo nội dung ca từ. Thậm chí, có bài hát ru nội dung lời ca chỉ là một câu văn vần nhưng được thể hiện trên nhiều cung bậc khác nhau bằng các thủ pháp phát triển giai điệu: nhắc lại nguyên câu, hạ thấp độ cao... Chính điều đó làm cho tuyến giai điệu của bài hát ru có thay đổi cho phù hợp với ngữ âm của lời ca. Thế nhưng, tất cả bài hát ru nói riêng, dân ca nói chung của người Bahnar đều được xây dựng trên điệu thức 5 âm đặc trưng, trong đó, giai điệu thường phát triển xung quanh âm điệu 4 tăng mà các dân tộc khác không có. Do đó đã tạo nên những giai điệu huyền ảo như thực, như mơ. Mặt khác, các bài hát ru thường vào nhịp ngay từ đầu, kết thúc cũng vậy. Nghĩa là, người hát ru luôn luôn giữ đúng nhịp của bài hát từ đầu cho đến lúc kết thúc. Không thấy có trường hợp “dạo đầu láy đuôi” như người Thái hay “à ơi” dạo đầu trong hát ru của người Kinh.

Qua nhiều năm điền dã, nghiên cứu, chúng tôi được biết, chẳng mấy khi trẻ em ngủ trên sàn nhà lúc vắng người lớn, đặc biệt là trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo, mà lúc nào cũng thấy trẻ em được người lớn mang theo bên người (có thể sau lưng hoặc trước bụng). Trong các buôn làng của người Bahnar xưa kia không thấy bóng dáng của chiếc nôi hay chiếc võng. Những đặc điểm này đã tạo ra một không gian và thời gian hát ru không giới hạn. Hát ru được vang lên bất cứ thời gian nào trong ngày khi mà người lớn có nhu cầu cho em bé ngủ. Thông thường, người ta chỉ hát ru trong 2 hoàn cảnh điển hình: đến lúc cần phải ngủ mà em bé không chịu ngủ và em bé đang ngủ, vì một lý do nào đó chợt tỉnh dậy, khóc. Tất nhiên, cũng có lúc người ta hát ru chơi đùa với con cháu hoặc lúc con cháu đã ngủ và cũng có thể người ta hát (hát ru) cho nhiều người cùng thưởng thức. Đặc điểm của hát ru Bahnar còn được thể hiện ở chỗ: người hát ru bao giờ cũng vừa hát vừa vỗ nhẹ vào người em bé, vừa nhún người hoặc đung đưa người sang trái, sang phải (nếu đứng hát) nhẹ nhàng theo nhịp điệu của bài hát.

Xưa kia, tiếng hát ru của người Bahnar chỉ vang lên trong không gian văn hóa làng. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin truyền thông, nhiều bài hát dân ca, trong đó có hát ru của người Bahnar đã vượt không gian văn hóa truyền thống đến với bạn bè trong và ngoài nước, được bạn bè đón nhận một cách nồng nhiệt.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bài học đầu tiên

(GLO)- Buổi sáng hôm ấy, mẹ nắm tay đưa tôi đến trường lần đầu tiên. Ngôi trường làng nhỏ bé, nằm giữa những tán cây xanh rợp bóng mát. Không gian thoang thoảng mùi thơm của những đóa hoa bên đường.

Tiết mục hát dân ca của em Đinh Doanh và đoàn nghệ nhân xã Pờ Tó trong chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tại huyện Ia Pa. Ảnh: V.C

Cồng chiêng cuối tuần trở lại Ia Pa

(GLO)- Tối 17-11, chương trình “Cồng chiêng cuối tuần-Thưởng thức và trải nghiệm” tiếp tục được tổ chức tại huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Chương trình mang đến nhiều tiết mục đặc sắc làm nức lòng người dân và du khách.

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

Khơi dậy ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc cho thiếu nhi Gia Lai

(GLO)- Để học sinh thể hiện sự hiểu biết về văn hóa dân tộc, tổ chức Đoàn-Đội các cấp của tỉnh Gia Lai triển khai hoạt động vẽ tranh, trình diễn trang phục truyền thống…Các hoạt động góp phần khơi dậy ý thức bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Các em học sinh trải nghiệm đan gùi với nghệ nhân làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa. Ảnh: L.N

Sức sống di sản

(GLO)- Tham gia một sự kiện quy mô song các nghệ nhân gần như không trình diễn mà như đang trong buổi sinh hoạt văn hóa vẫn thường diễn ra tại buôn làng; khách tham quan cũng được hòa mình vào những trải nghiệm không thể thú vị hơn tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024.

Dặm dài năm tháng

Dặm dài năm tháng

(GLO)- Tôi ngang qua trường cũ trong một ngày vòm trời xám đục trong bàng bạc hơi sương. Cảnh vật đã không còn như xưa nữa. Chỉ có cây bàng nơi góc sân trường run run giơ những chiếc lá ối đỏ phơ phất vẫy trong gió lạnh.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Ký ức của ba

Ký ức của ba

Bảng khám bệnh điện tử hiển thị con số 106, tôi ngó quanh quất tìm ba tôi. Ông già lại đi lung tung đâu đó. Tôi hớt hải chạy quanh sảnh bệnh viện: “Kia rồi”, chiếc áo kaki màu xanh bộ đội.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Những món đồ cũ

Những món đồ cũ

(GLO)- Mỗi lần sắp xếp lại đồ đạc trong nhà, tôi thường tần ngần ngắm nhìn những món đồ cũ. Những đồ vật vốn vô tri, nhưng khi gắn với cuộc sống con người thì chúng trở nên có hồn và có thể gợi lại những câu chuyện, kỷ niệm khó quên.

Mùa nấm mối

Mùa nấm mối

(GLO)- Đã 3 mùa mưa qua, khu vườn nhà tôi đều xuất hiện nấm mối. Những búp nấm nhú lên mặt lá ủ sau một thời gian dài ủ meo mầm, khi gặp cơn mưa đầu mùa rồi nắng lên vài hôm, có cơn mưa tiếp theo là những tai nấm mối thân trắng, núm đầu dù màu xám đội lên từng khóm.

Dã quỳ trong sương đêm

Dã quỳ trong sương đêm

(GLO)- Dã quỳ là biểu tượng của sức sống mãnh liệt, kiêu hãnh. Khi gợi nhắc sắc hoa màu nhớ, người ta thường nghĩ đến màu vàng rực rỡ trong nắng ban mai, trong buổi bình minh hé giấc hay rực ấm lúc chiều tà.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Thương hoài bếp lửa

Thương hoài bếp lửa

(GLO)- Ở quê, mẹ tôi vẫn dùng bếp củi. Mỗi lần về quê, tôi rất thích ngồi bên bếp lửa ấy, thi thoảng lại dụi đầu vào vai mẹ. Ngọn lửa tí tách reo vui gọi về trong tôi biết bao kỷ niệm ấu thơ.

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.