Hàng sạch từ nhà lên "chợ ảo"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không giống như chợ bình thường, “chợ ảo”-chợ trên mạng xã hội Facebook hoặc Zalo khá thuận lợi cho nhiều người làm thêm, có thể giới thiệu hàng và tiếp cận khách hàng dễ dàng mà không mất quá nhiều thời gian.

Xuất phát từ việc “nhà làm ra ăn không hết”, nhiều người đem biếu, tặng người thân, bạn bè…, sau đó, người được cho/biếu thấy chất lượng tốt nên muốn dùng thêm. Nhưng biếu hoài, nhận hoài cũng kỳ, do đó để “có qua, có lại” họ buôn bán với nhau theo giá hữu nghị. Vậy là, các giao dịch sau này trở thành buôn bán và rồi từ đây xuất hiện nhiều mặt hàng “của nhà làm được” trên “chợ ảo”. Đa số những “tiểu thương” này đều là dân công chức hoặc các mẹ bỉm sữa làm thêm, vừa để sử dụng vừa bán kiếm thêm thu nhập.

 

Anh Vũ Khắc San bên vườn nấm gia đình. Ảnh: D.Q
Anh Vũ Khắc San bên vườn nấm gia đình. Ảnh: D.Q

Chỉ mới bán nấm trên Facebook và Zalo được 4 tháng nay song anh Vũ Khắc San (523 Lê Duẩn, TP. Pleiku)-một cán bộ công tác trong lực lượng vũ trang đã có lượng khách hàng lớn thường xuyên đặt mua nấm. “Ban đầu mình chỉ trồng vài dây nấm, chủ yếu là để thư giãn sau ngày làm việc, lại vừa có nguồn thực phẩm sạch cho gia đình. Nhưng sau này nhiều người hỏi mua mình mới trồng nhiều thêm lên, từ vài dây giờ tăng lên 6.000 bì phôi nấm. Số nấm này vừa sử dụng trong gia đình vừa bán cho bạn bè, đồng nghiệp, chủ yếu là thông qua tài khoản mạng Facebook và Zalo. Mình rất chú trọng chất lượng, từ khâu chăm sóc đến thu hái, nguồn nước tưới nấm đều đảm bảo sạch. Đặc biệt, khu nhà trồng nấm được khử trùng sạch sẽ và che kín để tránh côn trùng, sâu bệnh, do vậy nấm hái xong có thể sử dụng trực tiếp mà không cần phải rửa”-chủ nhân Facebooker San Gia Lai chia sẻ.

Cũng là một công chức nhà nước nên việc buôn bán đối với chị Nguyễn Thùy Dương (76 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku) khá xa lạ, nhưng từ một sự tình cờ sau khi giới thiệu đặc sản quê mình lên Facebook, nhiều bạn bè, đồng nghiệp đã nhờ chị Dương đặt hàng và từ đó chị trở thành một “tiểu thương” trên chợ ảo. “Các mặt hàng mình bán trên Facebook chủ yếu là những món quà quê mà mình được biếu tặng như: hạt dẻ, lạp xưởng heo hun bã mía, quả mắc mật (Cao Bằng), rượu bưởi (Đồng Nai)… Những món này mình đều ăn thử, dùng thử, thấy chất lượng đảm bảo, nguồn hàng uy tín mới dám bán cho mọi người, bởi khách hàng đều là bạn bè thân quen, đồng nghiệp cả”-chị Dương chia sẻ.

Dù chỉ hoạt động với quy mô nhỏ lẻ, nhưng việc mua bán hàng hóa, nhất là những mặt hàng sạch theo kiểu “của nhà làm được” trên các trang mạng xã hội hiện đang diễn ra khá sôi nổi, có hiệu ứng khá cao và được nhiều người ưa chuộng.

Dã Quỳ

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

null