Hàn Quốc đòi giám sát việc lính Triều Tiên sang giúp Nga

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thông tin Triều Tiên điều động 1.500 binh lính đến vùng Viễn Đông của Nga vào đầu tháng này vẫn chưa được các bên liên quan xác nhận, song Hàn Quốc đã có động thái đầu tiên.

anh-zaobao-ve-quan-he-nga-trieu-tien-5542-4479.png
Phái viên Triều Tiên tại LHQ: quan hệ giữa Nga và Triều Tiên là hợp pháp và hợp tác. Ảnh: Zaobao

Seoul cân nhắc cử một nhóm quân nhân đến Ukraine nhằm giám sát khả năng lực lượng Triều Tiên được triển khai để hỗ trợ Nga, nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết ngày 22/10.

Nhóm này dự kiến bao gồm các quân nhân từ các đơn vị tình báo, những người có thể phân tích chiến thuật chiến trường của Triều Tiên hoặc tham gia thẩm vấn những người Triều Tiên bị bắt.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc Jeon Ha-kyou cho biết, viện trợ hậu cần và nhân đạo của Hàn Quốc cho Ukraine, chẳng hạn như mặt nạ phòng độc và khẩu phần ăn dã chiến, có thể tiếp tục.

Trước đó, tình báo Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên điều lực lượng đặc nhiệm đến hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.

Phái viên Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc hôm 21/10 bác bỏ cáo buộc của Hàn Quốc và Ukraine, gọi đây là "tin đồn vô căn cứ", khẳng định mối quan hệ giữa nước này với Moscow là "hợp pháp và hợp tác".

Cùng ngày, Đại sứ Nga tại Hàn Quốc Georgy Zinoviev nhấn mạnh sự hợp tác với Triều Tiên "không nhằm mục đích chống lại lợi ích an ninh của Hàn Quốc". Ông tuyên bố sự hợp tác này được thực hiện "trong khuôn khổ luật pháp quốc tế".

Trước đó hôm 10/10, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố cáo buộc về sự tham gia của quân đội Triều Tiên vào hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine là sự bịa đặt.

Hôm 19/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, ông không thể xác nhận thông tin mà Hàn Quốc cho là binh sỹ Triều Tiên được điều động sang hỗ trợ Nga.

Có thể bạn quan tâm

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

Quốc hội chốt giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND

(GLO)- Ngày 19-2, tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Theo đó, Quốc hội vẫn giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND, trừ một số đơn vị hành chính cụ thể do Quốc hội quyết định.

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

Vụ đâm xe và lời hứa hẹn của ông Trump tại hội nghị Munich về hòa bình cho Ukraine

(GLO)- Ngày 14/2, tại thành phố Mumich, Đức đã diễn ra hội nghị an ninh toàn cầu kéo dài trong 3 ngày, với sự tham gia của nhiều nhân vật hàng đầu của các quốc gia trên toàn thế giới. Theo CNN, nhà chức trách Đức đã tăng cường ít nhất 5.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh sự kiện này.