Gỡ khó cho kinh tế trang trại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại (KTTT) là hai loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp. Quan trọng là vậy, nhưng hiện nay hiệu quả của KTTT  còn thấp, nguyên nhân là loại hình sản xuất này chưa được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, chính sách về đất đai, vốn, khoa học công nghệ... cũng là rào cản không nhỏ đối với loại hình kinh tế này.
 
Nông dân tham gia làm kinh tế trang trại tại Ba Đồn (Quảng Bình).
Công tác quy hoạch còn yếu
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến nay cả nước có khoảng 150.000 trang trại, với diện tích đất sử dụng khoảng 900.000 ha. KTTT phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Về tỷ lệ các trang trại chuyên trồng cây nông nghiệp chiếm 55,3%, chăn nuôi gia súc, gia cầm chiếm 10,3%, lâm nghiệp chiếm 2,2%, nuôi trồng thủy sản chiếm 27,3% và sản xuất kinh doanh tổng hợp chiếm 4,9%.
Hiện nay, hình thức KTTT đang tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình. Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai còn hạn hẹp, vốn đầu tư tự có và vốn vay của cộng đồng; vốn vay của tổ chức tín dụng ngân hàng còn chiếm tỷ trọng thấp. Phần lớn các trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, kinh doanh tổng hợp.
Theo ý kiến của giới chuyên gia, quá trình phát triển KTTT còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như việc giao đất, thuê đất, chuyển nhượng, tích tụ đất, việc đăng ký hoạt động và thuế thu nhập của trang trại…khiến cho các chủ trang trại chưa thực sự yên tâm đầu tư sản xuất. Hầu hết các địa phương có trang trại phát triển chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông, điện nước sinh hoạt, xúc tiến thương mại… còn kém phát triển. Trong khi phần lớn chủ trang trại còn thiếu thông tin về thị trường nông sản, khoa học kỹ thuật và quản lý, thiếu vốn sản xuất để phát triển lâu dài, thường lúng túng và chịu thua thiệt khi giá nông sản xuống thấp, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, thường xuyên lặp lại điệp khúc “được mùa rớt giá” đôi khi phải nhờ “giải cứu”.
TS Lê Văn Bảnh- nguyên Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết, mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trang trại khá lớn nhưng số có thu nhập cao chỉ tập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trang trại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp thì giá trị sản xuất thấp, do chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươi sống, chưa qua chế biến, chế biến sâu nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu, nhiều chủ trang trại chưa nắm được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động.
Ông Bảnh đánh giá, khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của DN nông nghiệp còn yếu do còn thiếu thông tin về thị trường và các quy định của thương mại quốc tế, thường gặp khó khăn từ các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu thuộc thị trường khó tính. Đến nay, danh mục sản phẩm nông nghiệp uy tín trên thị trường quốc tế của Việt Nam rất ít. Do vậy, dẫn đến khả năng tiếp cận thị trường của các DN nông nghiệp bị hạn chế.
Cần có cơ chế, chính sách ưu đãi
Ông Nguyễn Văn Tiến- Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp - Nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, để cho KTTT phát triển cần có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích hộ nông dân tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa và năng lực làm chủ sản xuất kinh doanh, phát triển KTTT, hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp, có trình độ năng lực quản trị kinh doanh, ứng dụng khoa học công nghệ. Đồng thời, hoàn thiện cơ sở pháp lý về ruộng đất để cho các nông dân thực sự là đơn vị kinh tế tự chủ. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng.
Theo TS. Lê Văn Bảnh, để giải quyết tình trạng “được mùa mất giá”, ngoài việc nắm bắt thông tin thị trường trong nước và nước ngoài cần chủ động hơn bằng giải pháp thành lập dạng “tổ hợp”, “cụm liên hoàn”, tập hợp các DN và các dơn vị kinh doanh cùng với các tổ chức tương tác qua lại trong một lĩnh vực cụ thể. Xung quanh nhà sản xuất hình thành các nhà cung cấp chuyên môn hóa các phụ kiện và dịch vụ cũng như cơ sở hạ tầng. Cùng với các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp tập trung có sự tham gia của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ như các trường đại học, các viện công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, hiệp hội ngành nghề…cung cấp các dịch vụ đào tạo chuyên môn, giáo dục, thông tin, nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật. Trong đó, các trang trại là một phần quan trọng sẽ tham gia tích cực vào các cụm liên hoàn này.
Cùng đó cần phải tổ chức liên kết hợp tác thích hợp, đó là câu lạc bộ trang trại để cùng nhau học tập, trao đổi, giúp đỡ nhau về khoa học, công nghệ, về kinh nghiệm sản xuất, quản lý, thông tin thị trường, giá cả…kịp thời, hiệu quả. Phải xây dựng quy trình sản xuất từ khâu giống đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản tạo ra nông sản, thực phẩm sạch, an toàn lương thực, thực phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP để sản phẩm của ta có thể cạnh tranh và tiêu thụ cả ở trong nước và nước ngoài, cũng chính là chúng ta đã chủ động bước vào hội nhập, làm tăng giá trị nông sản hàng hóa...   
Lam Hồng (Đại đoàn kết)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.