Gia Lai: Tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để đảm bảo việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân, ngày 27-8, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn số 1212/UBND-NC chỉ đạo tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh phối hợp với Bưu điện tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp thông tin, tuyên truyền phù hợp, tích cực khuyến khích các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện TTHC qua dịch vụ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Thông báo và đăng tải công khai trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, địa phương về việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích.

 Tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích góp phần hạn chế tập trung đông người trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Quang Tấn
Tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích góp phần hạn chế tập trung đông người trong lúc dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Ảnh: Quang Tấn


Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp Bưu điện tỉnh, Bưu điện các huyện, thị xã, thành phố tăng cường việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí; hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh và Bưu điện tỉnh tăng cường tuyên truyền về chủ trương, lợi ích, cách thức thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua các dịch vụ nêu trên.  

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng đề nghị Bưu điện tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ vụ bưu chính công ích nhằm hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Đồng thời, nghiên cứu, đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên xem xét, giảm giá cước tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ vụ bưu chính công ích. Bố trí nhân viên bưu điện để hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiếp cận thông tin về TTHC được công khai bằng phương tiện điện tử; sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, dịch vụ dịch vụ vụ bưu chính công ích tại Bộ phận Một cửa các cấp và tại các điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn. Quán triệt cho cán bộ, nhân viên tuân thủ hướng dẫn, quy định phòng-chống dịch theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Gia Lai trong quá trình cung cấp dịch vụ.

QUANG TẤN
 

Có thể bạn quan tâm

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

Hạn nặng hàng trăm hộ dân Đức Cơ được Công ty 72 dùng xe bồn cấp nước sinh hoạt

(GLO)-

Những ngày này, người dân trên địa bàn làng Sơn và thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ) đang quay quắt vì hạn, không chỉ thiếu nước sản xuất mà nước sinh hoạt cũng không còn. Trước những khó khăn ấy, Công ty TNHH một thành viên 72 đã huy động xe chở nước miễn phí cho người dân.

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.