Gia Lai tăng cường phòng-chống hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Ngày 9-9, UBND tỉnh Gia Lai có Công văn số 2085/UBND-KGVX về việc tăng cường các biện pháp phòng-chống hành vi xâm hại, bạo hành trẻ em và công tác quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội.
Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, hãy gọi Tổng đài 111 (ảnh minh họa).

Nếu phát hiện hoặc chứng kiến hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, hãy gọi Tổng đài 111 (ảnh minh họa).

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả các hành vi hành hạ, xâm hại trẻ em, bạo lực gia đình, bạo lực học đường, tai nạn thương tích…, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; kiên quyết xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ hoặc không xử lý các vụ hành hạ, xâm hại trẻ em.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em; tuyên truyền sâu rộng trong người dân, nhất là đối với người làm cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình đề cao trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ trẻ em, phòng-chống xâm hại trẻ em; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan có thẩm quyền trong công tác bảo vệ trẻ em.

Sở Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập; tăng cường công tác quản lý nhà nước, chủ động kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở UBND các huyện, thị xã, thành phố về công tác quản lý địa bàn đối với hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội, nhất là các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập; đồng thời hướng dẫn các địa phương và các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương và UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn quản lý; đồng thời phối hợp với MTTQ và các đoàn thể cùng cấp tổ chức kiểm tra, giám sát, các cơ sở trợ giúp xã hội chưa được cấp phép hoạt động, sớm hoàn chỉnh các thủ tục để được cấp phép hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm nếu để xảy ra xâm hại, ngược đãi, bạo hành trẻ em.

Có thể bạn quan tâm

Cà phê mang đi: Mô hình tiện lợi, mức giá bình dân

Cà phê mang đi: Mô hình tiện lợi, mức giá bình dân

(GLO)- Sau đại dịch Covid-19, cà phê mang đi hay còn gọi là cà phê take away đang dần trở thành xu hướng kinh doanh cà phê hiện đại. Ngay tại TP. Pleiku, mô hình cà phê mang đi ngày càng tiện lợi, đáp ứng tối ưu nhu cầu khách hàng, với mức giá bình dân.

An Khê giúp người nghèo an cư

An Khê giúp người nghèo an cư

(GLO)- Những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực để xây dựng nhiều nhà “Đại đoàn kết” giúp hộ nghèo, hộ khó khăn được an cư, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Chuyên gia Bộ Công an nêu lý do không lái xe liên tục quá 4 giờ

Chuyên gia Bộ Công an nêu lý do không lái xe liên tục quá 4 giờ

Theo quy định của luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, có hiệu lực từ 1.1.2025: người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá 4 giờ; thời gian lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày, không quá 48 giờ trong một tuần, và bảo đảm các quy định có liên quan của bộ luật Lao động 2019.

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

(GLO)- Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 1.930 hộ, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 56,4%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ do không có đất sản xuất, thiếu vốn nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.