Gia Lai rà soát nhu cầu xây dựng nhà ở, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh dân tộc bán trú

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Gia Lai, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa có văn bản gửi UBND 17 huyện, thị xã, thành phố và các trường phổ thông công lập trực thuộc về việc rà soát nhu cầu xây dựng nhà ở bán trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh dân tộc bán trú ở các trường phổ thông trên địa bàn.

Theo đó, trên cơ sở danh mục các công trình đã được bố trí kế hoạch đầu tư giai đoạn 2021-2025 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết số 132/NQ-HĐND ngày 8-7-2022 của HĐND tỉnh, Quyết định số 466/QĐ-UBND ngày 19-7-2022 của UBND tỉnh và các nguồn đầu tư khác tại địa phương, Sở GD-ĐT đề nghị các đơn vị rà soát đăng ký nhu cầu xây dựng nhà ở bán trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh dân tộc bán trú ở các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai rà soát nhu cầu xây dựng nhà ở, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh dân tộc bán trú ảnh 1
Việc xây dựng nhà ở bán trú ở các trường phổ thông sẽ giúp nhiều học sinh dân tộc thiểu số vùng khó thêm vững bước đến trường. Ảnh: Mộc Trà

Trên cơ sở nhu cầu của học sinh, điều kiện về đất đai xây dựng công trình, nhân sự tổ chức hoạt động, quản lý bán trú…, các đơn vị đăng ký nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình gồm: nhà ở bán trú, nhà bếp, nhà ăn, phòng sinh hoạt chung theo tiêu chuẩn cơ sở vật chất quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26-5-2020 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Sở GD-ĐT cũng đề nghị các trường phổ thông công lập trực thuộc Sở; UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng GD-ĐT và các cơ sở giáo dục trực thuộc rà soát đối tượng, nhu cầu của học sinh bán trú, đăng ký nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất gửi về Sở GD-ĐT trước ngày 20-2-2023 để tổng hợp tham mưu đề xuất phương án triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

Được biết, đối tượng rà soát là học sinh dân tộc bán trú (học sinh mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn đang học tại các trường tiểu học, THCS, THPT). Trường phổ thông có học sinh dân tộc bán trú phải đứng chân trên địa bàn xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, đảm bảo có đủ số lượng học sinh dân tộc bán trú để tổ chức ăn, ở và học tập tại trường.

Có thể bạn quan tâm

60 hộ dân Pleiku được hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy

60 hộ dân Pleiku được hướng dẫn công tác phòng cháy chữa cháy

(GLO)- Chiều 21-3, Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC và CNCH, phòng-chống tội phạm cho 60 hộ dân là đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh và kết hợp nhà ở trên địa bàn xã Trà Đa.
Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Nhờ kiên trì tuyên truyền, vận động, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) đã từng bước tháo gỡ vấn đề tranh chấp đất sản xuất với người dân. Câu chuyện lực lượng mỏng (27 viên chức, trong đó chỉ với 13 cán bộ giữ rừng chuyên trách) nhưng gần 16.000 ha rừng ở đây luôn được bảo vệ an toàn, diện tích và độ che phủ rừng liên tục tăng… dần được hé mở.

Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty Cao su Chư Sê

Đại hội đại biểu Công đoàn Công ty Cao su Chư Sê

(GLO)- Ngày 20 và 21-3, Công đoàn Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Sê tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XI (nhiệm kỳ 2023-2028). Đây là đại hội được Công đoàn Cao su Việt Nam chỉ đạo đại hội điểm khu vực Tây Nguyên. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Công đoàn Cao su Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh và 100 đại biểu đại diện cho 1.011 đoàn viên Công đoàn của 9 Công đoàn cơ sở thành viên trong toàn Công ty.

Khát vọng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

Khát vọng khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa

(GLO)- Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam vừa phát động cuộc thi khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa”. Đây là chủ đề truyền cảm hứng mạnh mẽ cho phụ nữ tỉnh Gia Lai bởi trước đó, nhiều dự án, ý tưởng khởi nghiệp xuất sắc được đánh giá cao đều dựa trên tài nguyên bản địa.

“Hiến kế” xây dựng chi hội phụ nữ vững mạnh

“Hiến kế” xây dựng chi hội phụ nữ vững mạnh

(GLO)- Chi hội là nơi kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ. Với mục tiêu xây dựng chi hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS), vùng biên giới hoạt động vững mạnh, hiệu quả, nhiều giải pháp, cách làm hay được cán bộ Hội chia sẻ từ kinh nghiệm thực tiễn của địa phương.

Phường Sông Bờ: Truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững

Phường Sông Bờ: Truyền thông góp phần giảm nghèo bền vững

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, từ năm 2022 đến nay, phường Sông Bờ (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giúp người dân tiếp cận với các nguồn thông tin bổ ích để phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Bình yên làng Pốt

Bình yên làng Pốt

(GLO)- Sau 4 năm triển khai mô hình “Buôn làng bình yên, gia đình hạnh phúc”, tình hình an ninh trật tự và ý thức chấp hành pháp luật của người dân làng Pốt (xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) chuyển biến rõ rệt, đời sống ngày càng ổn định.

Nữ công chức trải nghiệm với nghề viết chữ thuê

Nữ công chức trải nghiệm với nghề viết chữ thuê

(GLO)- Viết chữ thuê là nghề khá phổ biến ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, đây vẫn là dịch vụ còn mới mẻ tại Gia Lai. Với chị Đỗ Trần Thu Hằng (SN 1992, tổ 4, phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), nghề này không chỉ giúp tăng thêm thu nhập cho gia đình mà còn nuôi dưỡng đam mê, giữ gìn nét chữ của dân tộc.