Gia Lai: Phấn đấu đến năm 2025 có thêm 171 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 1926/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025.

Theo kế hoạch, tỉnh Gia Lai phấn đấu giai đoạn 2024-2025 có thêm 171 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới. Cụ thể, năm 2024 có 96 thôn, làng và năm 2025 có 75 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đạt chuẩn.

Để đạt mục tiêu này, UBND tỉnh đã đề ra một số giải pháp thực hiện cho từng nhóm tiêu chí. Cụ thể, đối với nhóm quy hoạch thực hiện kiểm tra, rà soát, tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch chi tiết các điểm dân cư phù hợp với quy hoạch chung của xã, cắm mốc các công trình giao thông, văn hóa, phúc lợi theo quy hoạch được phê duyệt. Đối với hạ tầng kinh tế-xã hội, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông, nhà văn hóa, khu thể thao, trường học; đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại, hệ thống truyền thanh; chỉnh trang nhà ở và khuôn viên hộ gia đình đảm bảo vệ sinh môi trường.

Tỉnh Gia Lai sẽ tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông tại các làng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Nhật Hào

Tỉnh Gia Lai sẽ tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông tại các làng phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới. Ảnh: Nhật Hào

Đối với nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất, phấn đấu hình thành các tổ hợp tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chú trọng phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực theo chuỗi liên kết gắn với tiêu thụ sản phẩm, các sản phẩm OCOP, xây dựng các mô hình du lịch nông thôn, làng nghề truyền thống. Đồng thời, thực hiện hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án đầu tư xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào DTTS.

Trên lĩnh vực văn hóa-xã hội-môi trường, tập trung xóa mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, huy động trẻ trong độ tuổi đi học đầy đủ; đào tạo cán bộ y tế cơ sở có trình độ; vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế; thực hiện hiệu quả Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch", "Chi hội phụ nữ 5 không, 3 sạch xây dựng nông thôn mới", phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Tích cực phổ biến, hướng dẫn hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm, gìn giữ vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, huy động người dân tham gia phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn các thôn, làng vùng đồng bào DTTS…

Có thể bạn quan tâm

Trung thu năm ấy ở làng Hà Đừng

Trung thu năm ấy ở làng Hà Đừng

(GLO)- Vào dịp Trung thu cách đây mấy năm, nhóm bạn trẻ ở TP. Pleiku nhắn tin: “Chú rảnh không, đi về làng xa vui Trung thu cùng các cháu nhỏ”. Thế là tôi nhận lời ngay. Bởi mới về nghỉ hưu, thời gian cũng rảnh và làng xa đúng là xa thật: Làng Hà Đừng 1 và Hà Đừng 2 (xã Đăk Rong, huyện Kbang).
Gia cảnh khốn khó cần được giúp đỡ

Gia cảnh khốn khó của anh Ksor Loai

(GLO)- Theo chân ông Ksor Líu-Trưởng thôn H’Muk (xã Chư Ngọc, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chúng tôi đến thăm gia đình anh Ksor Loai (SN 1972) và chị Rơ Ô H’Zút (SN 1974) và tận mắt chứng kiến gia cảnh khốn khó của họ.
Thiết thực hội thi An toàn giao thông và sơ cấp cứu

Thiết thực hội thi An toàn giao thông và sơ cấp cứu

(GLO)-

Trong 2 ngày 12 và 13-9, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội thi An toàn giao thông (ATGT) và sơ cấp cứu. Hội thi đã mang đến những thông điệp ý nghĩa, thiết thực cho các thí sinh tham gia để sẵn sàng áp dụng vào thực tế ở cơ sở.