Gia Lai: Nhân dân đồng thuận, ủng hộ lực lượng chức năng phòng-chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước tình hình số lượng người và phương tiện từ vùng dịch về Gia Lai ngày nhiều, Công an tỉnh Gia Lai đã tăng cường lực lượng phối hợp các đơn vị chức năng kiểm soát tại các chốt phòng dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Tại chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 khu vực cầu 110 (huyện Chư Pưh) trên tuyến quốc lộ 14 (giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và Đak Lak), những nỗ lực của cơ quan chức năng được Nhân dân đồng tình ủng hộ, đánh giá cao.
Chúng tôi vừa có chuyến công tác tại chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 khu vực cầu 110. Tại đây, có hàng trăm người, phương tiện đang làm thủ tục qua chốt. Anh Bùi Thế Long-tài xế xe tải ở tỉnh Đak Lak cùng mọi người xếp hàng chờ đến lượt vào khu vực khai báo y tế. Anh cho biết: “Chứng kiến sự vất vả của các lực lượng chức năng tại chốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi thấy mình cũng cần nêu cao ý thức để cùng chung tay bảo vệ cộng đồng trước đại dịch. Tại chốt cầu khu vực 110, trình tự rất hợp lý, khu vực xếp hàng cũng được đánh dấu để bảo đảm khoảng cách an toàn”.
Những ngày qua, người và phương tiện từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về Gia Lai qua chốt cầu 110 tăng đột biến. Từ ngày 18 đến ngày 20-7, bình mỗi ngày có khoảng 2.000 lượt người, phương tiện qua lại. Cao điểm trong ngày 18-7, có hơn 3.900 người và gần 1.000 lượt phương tiện qua chốt. Tại đây, lực lượng chức năng phân luồng phương tiện thành 4 khu vực chính: xe khách, xe tải, xe ô tô con và xe máy để thực hiện phun khử khuẩn và giám sát y tế. Chốt có 40 cán bộ liên ngành gồm: 15 cán bộ, chiến sĩ lực lượng Công an, 12 cán bộ y tế và 4 dân quân, 9 đoàn viên, thanh niên. Những ngày qua, lực lượng chức năng hướng dẫn, tổ chức cho 2.426 trường hợp khai báo y tế, phun khử khuẩn 133 lượt phương tiện và 245 trường hợp được đưa đi cách ly tập trung.
3, 4. Quang cảnh tại chốt kiểm dịch cầu 110 ngày 22-7-2021.
Quang cảnh tại chốt kiểm soát phòng-chống dịch Covid-19 khu vực cầu 110 ngày 22-7-2021. Ảnh: Thúy Trinh
Với nhiệm vụ phân luồng, dừng tất cả phương tiện để kiểm tra, kiểm soát, hướng dẫn vào khu vực khai báo y tế, lực lượng Cảnh sát giao thông đã chủ động thực hiện các biện pháp để tránh ùn tắc, quá tải dẫn đến tình trạng người dân chen lấn để được qua chốt. Trung tá Nguyễn Minh Tuấn-Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 1, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh cho biết: “Đa số người dân chấp hành tốt, chưa có trường hợp nào chống đối hoặc cố tình vượt chốt không khai báo y tế. Trong trường hợp vướng mắc thì chúng tôi nhanh chóng xin ý kiến để giải quyết ổn thỏa, hợp tình, hợp lý. Cách đây 2 ngày, có một công dân đi từ tỉnh đang áp dụng Chỉ thị 16 trở về, đem theo tro cốt của người mẹ về Gia Lai mai táng. Theo quy định, người từ vùng dịch về sẽ được đưa đi cách ly tập trung. Trong tình huống khó xử này, chúng tôi xin ý kiến và được nhất trí phương án là vẫn đưa đi cách ly, nhưng tại nơi cách ly bố trí chỗ thờ cúng để người đó được làm tròn đạo hiếu”.
 2. Khu vực khai báo y tế cũng được phân thành 4 điểm cho tài xế xe khách, xe tải, xe ô tô và xe máy đồng thời trang bị máy quét QR cho các trường hợp đã khai báo y tế qua mạng.
Khu vực khai báo y tế được phân thành 4 điểm cho tài xế xe khách, xe tải, xe ô tô và xe máy, đồng thời trang bị máy quét QR cho các trường hợp đã khai báo y tế qua mạng. Ảnh: Thúy Trinh
Lực lượng chức năng tại chốt chia làm 2-3 ca trực, thực hiện kiểm soát 24/24 giờ. Mặc dù áp lực công việc lớn nhưng lực lượng Công an nói riêng và cán bộ các ban ngành đều nêu cao ý thức trách nhiệm với tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Hơn 10 ngày qua, anh Huỳnh Hoàng Vương-cán bộ Trung tâm y tế huyện Chư Prông làm việc liên tục tại chốt. Anh chia sẻ: “Tôi có 2 con nhỏ, đứa út mới 15 tháng. Đi làm nhiệm vụ nhớ gia đình, nhớ con lắm. Chúng tôi động viên nhau và động viên gia đình, xác định nhiệm vụ bám chốt để chung sức phòng dịch”.
Điều đáng quý là việc làm của lực lượng chức năng tại chốt được Nhân dân hết sức chia sẻ, ủng hộ. Trung tá Nguyễn Minh Tuấn bộc bạch: “Người dân quanh đây giành rất nhiều tình cảm cho lực lượng phòng dịch chúng tôi. Có người tự nguyện nấu cơm đem cho anh em tại chốt. Người cho bó rau, bánh mì, có người còn hái chanh ở vườn đến bảo: Các chú uống để tăng sức đề kháng… Chúng tôi cảm nhận được sự quan tâm, sẻ chia của bà con nên thấy ấm lòng lắm. Đó là động lực rất lớn để chúng tôi khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
THÚY TRINH-LÊ ÁNH

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.