Gia Lai: Giúp nạn nhân da cam xông hơi giải độc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 9 năm đưa 2 cơ sở xông hơi giải độc vào hoạt động, Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin tỉnh Gia Lai đã tạo điều kiện cho hơn 10.000 lượt nạn nhân da cam được xông hơi đào thải các chất độc hại, giúp cho cơ thể khỏe mạnh, tâm trí minh mẫn, sống vui, sống khỏe.

Xông hơi giải độc là phương pháp chữa bệnh khoa học, hiệu quả. Mỗi đợt xông hơi giải độc kéo dài 15 ngày. Trong tất cả các ngày, nạn nhân CĐDC/dioxin đều phải tuân thủ sự hướng dẫn của các y-bác sĩ và thực hiện đúng quy trình. Sau liệu trình 15 ngày, người xông hơi cảm thấy tinh thần thoải mái, sức khỏe được cải thiện rõ rệt.

Bác sĩ Đặng Ngọc Thắng-Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng bán trú nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh-cho hay: “Trong quá trình xông hơi giải độc, có người bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt trong giây lát. Các y-bác sĩ túc trực theo dõi và kịp thời xử lý, giúp đỡ họ phục hồi sức khỏe, tiếp tục xông hơi giải độc an toàn”.

Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin nghỉ ngơi ngay sau khi xông hơi giải độc. Ảnh: H.C

Các nạn nhân chất độc da cam/dioxin nghỉ ngơi ngay sau khi xông hơi giải độc. Ảnh: H.C

Lần đầu tiên được Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Chư Sê đưa lên TP. Pleiku xông hơi giải độc miễn phí nên ông Đinh Jú rất phấn khởi. Sau những ngày thực hiện chế độ ăn nghỉ điều độ, tập thể dục và xông hơi giải độc khoa học, ông thấy đỡ mệt mỏi, đau nhức, tinh thần khoan khoái, ăn được, ngủ ngon giấc.

Ông Đinh Jú chia sẻ: “Tôi đã hơn 70 tuổi, từng tham gia đánh Mỹ. Do chịu ảnh hưởng chất độc hóa học của địch, sức khỏe của tôi giảm sút nhiều, nhất là khi lớn tuổi. Được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ luyện tập, xông hơi giải độc miễn phí, chúng tôi rất biết ơn”.

Không thuộc diện đối tượng được hỗ trợ, bà Nguyễn Thị Liên (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) góp kinh phí để được xông hơi giải độc. Bà cho hay: Bà vốn là bộ đội ở Quân khu 4. Từ năm 1976 đến 1980, đơn vị bà đóng quân ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của CĐDC/dioxin.

“Tôi và một số chị em biết đến cơ sở xông hơi giải độc và đăng ký sử dụng. Sau một thời gian xông hơi giải độc, tôi thấy sảng khoái vô cùng, bản thân như trút bỏ được gánh nặng bệnh tật, buồn rầu để sống vui, sống khỏe”-bà Liên chia sẻ.

Thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14-5-2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam”, các cấp Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin trong tỉnh phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng quan tâm chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân khám-chữa bệnh.

Ông Bùi Thanh Hoàng-Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin tỉnh-cho hay: “Ngoài các nạn nhân CĐDC/dioxin ở trong tỉnh, 2 cơ sở còn tiếp nhận hơn 100 người ở tỉnh Kon Tum và Tây Ninh đến xông hơi giải độc. Tất cả đều đánh giá cao quy trình, liệu pháp hiệu quả của lò xông, cũng như sự chăm sóc tận tình của cán bộ, nhân viên nơi đây. Từ kết quả này, Hội tiếp tục tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ, kỹ năng để phục vụ ngày một tốt hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.