Gia Lai: Ban hành kế hoạch phòng-chống thiên tai giai đoạn 2021-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 142/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch phòng-chống thiên tai (PCTT) tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Lực lượng cứu hộ đưa người dân trong vùng nguy hiểm do nước lũ dâng cao ở tổ 9 (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đến nơi an toàn. Ảnh: Văn Ngọc
Lực lượng cứu hộ đưa người dân trong vùng nguy hiểm do nước lũ dâng cao ở tổ 9 (phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa) đến nơi an toàn. Ảnh: Văn Ngọc

Mục đích của việc ban hành kế hoạch là chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra; đồng thời khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai. Nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai, dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động PCTT của toàn dân trên địa bàn.

Dựa trên kế hoạch này, các địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ động xây dựng, rà soát, tổ chức thực hiện sát với tình hình thực tế nhằm xây dựng một xã hội an toàn trước thiên tai. Yêu cầu đặt ra là xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động PCTT theo quy định của pháp luật. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai có hiệu quả. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về PCTT và tác động của thiên tai đến an toàn tính mạng, tài sản của người dân trong tỉnh.

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 phù hợp với công tác PCTT trong tình hình mới (trong công tác cảnh báo, dự báo; số hóa các quy trình vận hành liên hồ chứa). Cung cấp thông tin cho việc lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, chương trình nông thôn mới tại địa phương. Sử dụng nguồn kinh phí có hiệu quả trong việc phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai; ưu tiên các giải pháp phi công trình, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực và nhận thức cho cộng đồng chủ động PCTT.

 

HÀ SỰ

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.