Giá cà phê biến động tăng "dữ dội", xuất khẩu bội thu 2,23 tỷ USD

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trước thềm vụ thu hoạch mới, giá cà phê trong nước vẫn liên tục tăng. Hiện giá cà phê dao động từ 40.600 - 41.100 đồng/kg. Dự báo giá cà phê kỳ hạn sẽ còn ở mức cao khi nguồn cung chưa ổn định, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài và giá cước vận tải biển vẫn còn cao ngất ngưởng.

Giá cà phê biến động tăng "dữ dội", xuất khẩu bội thu 2,23 tỷ USD

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá cà phê trong tuần qua tăng liên tiếp. Hiện giá cà phê tại Đắk Lắk ở mức 40.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với ngày 22/10.

Giá cà phê tại Lâm Đồng ở mức 39.900 đồng/kg. Tại Gia Lai, Đắk Nông, giá cà phê hôm nay khoảng 40.700 đồng/kg.

Tính chung cả tuần vừa qua, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên tăng từ 400 - 500 đồng/kg, lên mức 40.600 - 41.100 đồng/kg.

Trao đổi với PV Dân Việt mới đây, ông Phan Huy Thông - Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết, thời gian qua thị trường cà phê liên tục biến động theo chiều hướng tăng. Có tuần, giá cà phê tăng "dữ dội" do nhu cầu thị trường tăng lên mà vận chuyển lại gặp khó khăn.

"Chưa bao giờ lượng cà phê bị tồn ở cảng nhiều như vậy, hàng trăm ngàn tấn. Nguyên nhân là do vận tải biển bị ách tắc, tình trạng thiếu container rỗng tiếp tục diễn ra..." - ông Thông nói.

 

 Nông dân Tây Nguyên thu hoạch cà phê. Ảnh minh họa: T.L
Nông dân Tây Nguyên thu hoạch cà phê. Ảnh minh họa: T.L


Trên thị trường thế giới, trong tuần vừa qua giá cà phê Robusta tại thị trường London có 4 phiên tăng liên tiếp cuối tuần, chỉ có 1 phiên giảm.

Giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 11 tăng tất cả 24 USD, tức tăng 1,14 %, lên 2.134 USD/tấn, trong khi kỳ hạn giao tháng 1/2022 tăng tất cả 20 USD, tức tăng 0,94 %, lên 2.141 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng tất cả 13 USD, tức tăng 0,62 %, lên 2.097 USD/tấn , các mức tăng đáng kể. Khối lượng giao dịch trên mức trung bình.

Tại cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê Robusta xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% giao dịch ở mức giá 2.165 USD/tấn, chênh lệch +55 USD/tấn, giảm 9 USD/tấn (tương đương mức giảm 0,4%) so với ngày 8/10/2021.


Giá cà phê xuất khẩu cao nhất 4 năm qua

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 9/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 10,2% về lượng và giảm 6,6% về trị giá so với tháng 8/2021. Tuy nhiên, nếu so với tháng 9/2020 thì tăng 0,6% về lượng và tăng 11,7% về trị giá, đạt 100,34 nghìn tấn, trị giá 210 triệu USD.

Tính chung trong 9 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê của nước ta giảm 5,4% về lượng, nhưng tăng 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020, đạt 1,18 triệu tấn, trị giá 2,23 tỷ USD. Đây là con số đáng mừng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chi phí vận chuyển tăng cao.

Điều đặc biệt là giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam đang đạt mức cao nhất kể từ tháng 12/2017. Cụ thể, tháng 9/2021, giá cà phê xuất khẩu bình quân đạt 2.093 USD/tấn, tăng 4% so với tháng 8/2021 và tăng 11% so với tháng 9/2020.

Tính chung 9 tháng năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 1.884 USD/tấn, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, trong các tháng tới xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng. Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu tăng, trong khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2021/2022. Bên cạnh đó, các biện pháp giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, tạo thuận lợi cho việc thu hoạch và vận chuyển các mặt hàng, trong đó có cà phê.



https://danviet.vn/gia-ca-phe-bien-dong-tang-du-doi-xuat-khau-boi-thu-223-ty-usd-20211023114031728.htm

Theo THIÊN HƯƠNG (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null