Liên kết sản xuất để nâng tầm giá trị cà phê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hợp tác xã (HTX) sản xuất kinh doanh-dịch vụ nông nghiệp Ia Ring (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) chú trọng liên kết với doanh nghiệp để sản xuất cà phê theo các tiêu chuẩn. Việc liên kết đã góp phần giúp thành viên HTX và người dân trên địa bàn nâng cao năng suất, chất lượng cà phê.
Hợp tác xã sản xuất kinh doanh-dịch vụ nông nghiệp Ia Ring có 60 thành viên sở hữu 150 ha cà phê. Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Quốc Hưng, từ khi thành lập năm 2017, HTX đã liên kết với Công ty TNHH một thành viên Vĩnh Hiệp để canh tác cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Tham gia chuỗi liên kết, thành viên HTX và các hộ dân được Công ty mời chuyên gia tập huấn kỹ thuật, quy trình sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C; cam kết thu mua sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường 200-400 đồng/kg cà phê nhân. “Trước đây, đa số người dân canh tác cà phê theo phương thức truyền thống, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả mang lại không cao. Từ khi tham gia chuỗi liên kết, nhờ sản xuất theo các quy trình kỹ thuật do Công ty hướng dẫn nên năng suất tăng 10-20%. Bên cạnh các thành viên của HTX, chúng tôi còn vận động hơn 200 hộ trồng cà phê trên địa bàn tham gia chuỗi liên kết sản xuất nhằm nâng tầm giá trị cà phê, tăng thu nhập”-ông Hưng cho hay.
HTX Ia Ring từng bước hướng đến hình thành vùng sản xuất cà phê bền vững theo các chứng nhận nhằm đám ứng nhu cầu xuất khẩu. Ảnh: Quang Tấn
Hợp tác xã sản xuất kinh doanh-dịch vụ nông nghiệp Ia Ring từng bước hình thành vùng sản xuất cà phê bền vững theo các chứng nhận nhằm đám ứng nhu cầu xuất khẩu. Ảnh: Quang Tấn
Qua 3 năm tham gia chuỗi liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, vườn cây hơn 3 ha của anh Trần Minh Vương luôn cho năng suất rất cao. Anh Vương cho biết: “Trước đây, tôi canh tác theo kinh nghiệm nên năng suất chỉ đạt khoảng 3 tấn nhân/ha. Từ khi tham gia chuỗi liên kết, tôi được hướng dẫn kỹ thuật tỉa cành, bón phân hợp lý, tưới tiết kiệm nước, ghi chép nhật ký nông hộ để theo dõi quá trình chăm sóc… nên chi phí đầu tư giảm hẳn. Trong khi đó, năng suất cà phê tăng cao hơn trước 20-30%, đạt khoảng 5 tấn nhân/ha”.
Hơn 2 năm nay, anh Nguyễn Anh Tuấn (làng Ia Ring, xã Ia Tiêm) cũng tham gia chuỗi liên kết sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C. “Nhờ quy trình chăm sóc bài bản, khoa học mà tôi vừa tiết kiệm chi phí, vừa nâng cao năng suất. Ví dụ như trước đây, tôi chỉ tưới theo cảm tính, cứ đầy bồn là được. Bây giờ, tôi chỉ tưới khi cây cần nước nên rất tiết kiệm. Năng suất thì năm nào cũng tăng cao, đạt khoảng 5-6 tấn cà phê nhân/ha. Không những vậy, cà phê nhân sản xuất ra còn được thu mua cao hơn giá thị trường 300 đồng/kg”-anh Tuấn phấn khởi nói.
Vườn cà phê của anh Nguyễn Anh Tuấn (làng Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) phát triển tốt, năng suất đạt cao. Ảnh: Quang Tấn
Vườn cà phê của anh Nguyễn Anh Tuấn (làng Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê) phát triển tốt, năng suất đạt cao. Ảnh: Quang Tấn
Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Ia Ring cho biết thêm: “Để tiếp tục nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, niên vụ này, HTX đang liên kết với Công ty TNHH Neumann Gruppe Việt Nam sản xuất cà phê theo chứng nhận Rainforest Alliance với quy mô khoảng 170 ha. Công ty sẽ mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cà phê trực tiếp tập huấn cho những hộ tham gia về kỹ thuật canh tác theo hướng bền vững như kỹ thuật trồng xen các loại cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao, sử dụng nước tưới, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý… Bên cạnh đó, các hộ dân còn được tập huấn về giải pháp quản lý tài chính nhằm cân đối và kiểm soát chi phí đầu tư đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, Công ty cũng cam kết thu mua sản phẩm của người dân với giá cao hơn giá thị trường 600 đồng/kg cà phê nhân”.
Theo ông Lâm Văn Ninh-chuyên viên Dự án cà phê bền vững Neumann của Công ty TNHH Neumann Gruppe Việt Nam: Để sản xuất cà phê có chứng nhận Rainforest Alliance đòi hỏi quy trình rất nghiêm ngặt, mang tính bền vững. Các hộ dân tham gia phải tuân theo quy trình này và chịu sự giám sát chéo cũng như giám sát của bên thứ 3. Đặc biệt, các hộ dân tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm; vườn cà phê cần trồng xen cây che bóng (cây ăn quả, cây muồng đen, keo dậu...); để cỏ tự nhiên và cắt cỏ, tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ để bảo vệ môi trường, sức khỏe và tính bền vững của đất trồng trọt; trong vườn phải bố trí nơi chứa bao bì, chai lọ hóa chất nông nghiệp sau khi sử dụng.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.