Ế ẩm, tiểu thương đập bỏ hoa ngổn ngang đêm 30 Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Dù đã chấp nhận giảm giá sâu so với những ngày cận Tết, nhưng nhiều tiểu thương vẫn ngậm ngùi đập phá bỏ hoa cảnh đêm 30 Tết.
Hàng ngàn chậu hoa cúc và quất bị đập bỏ đêm 30 Tết. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Hàng ngàn chậu hoa cúc và quất bị đập bỏ đêm 30 Tết. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Theo ghi nhận của P.V tại nơi tập kết lượng hoa lớn như chợ hoa đường Nguyễn Văn Cừ, phường Ia Kring, TP. Pleik, tỉnh Gia Lai, đến tối 30 Tết các mặt hàng hoa vẫn còn la liệt. Hầu hết là quất và cúc lên đến hàng ngàn chậu các loại. Ngay từ chiều 30 Tết, người dân đã nườm nượp đổ về đây để mua hoa. Một phần bận bịu không có thời gian mua hoa vào những ngày trước, một phần muốn mua hoa với giá rẻ hơn những ngày trước.
Thực tế đêm 30 Tết giá hoa bán đã “tụt dốc không phanh”. Những ngày trước, mỗi chậu cúc đại đóa có giá 500-700 ngàn đồng thì từ khoảng 20 giờ 30 Tết đều đồng loạt hạ xuống mức “đồng giá” 200 ngàn đồng/chậu. Anh Trần Trung Dũng-một tiểu thương buồn rầu: “Tôi nhập ở Bình Định đã 350-400 ngàn đồng/chậu rồi, lấy về 300 chậu bán kiếm ít đồng ngày Tết mà ế chỏng gọng, bán hơn chục ngày cũng chỉ được một nửa. Giờ đành chấp nhận xuống giá, hy vọng vớt vát chút ít tiền vốn để về".
Quất bị đập nằm ngổn ngang khắp chợ. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Quất bị đập nằm ngổn ngang khắp chợ. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Tương tự, các chậu quất được rao bán từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng nhưng sau 21 giờ tối 30 Tết đành phải bán với giá 100 ngàn đồng/chậu. “Năm nay chợ hoa ảm đạm quá, lượng người mua rất ít mà hàng thì nhiều. Vất vả cả năm trồng được mấy trăm chậu quất, giờ thu lại chẳng được bao nhiêu, chở về thì tiền vận chuyển gấp mấy lần tiền hàng nên chúng tôi phải hạ giá xuống bán được đồng nào hay đồng nấy"-tiểu thương Huỳnh Văn Bảy (trú tại Phú Yên) chia sẻ.
Đặc biệt, từ khoảng 22 giờ 30 phút, nhiều tiểu thương đã “cay đắng” đập bỏ hàng ngàn chậu hoa cúc, quất vì không chấp nhận bán giá rẻ hơn. Vì không muốn tình cảnh nhiều người dân chờ mua hoa rẻ đêm 30 và thậm chí để chờ “xin” hoa. Bà Nguyễn Thị Hơn-một tiểu thương bán quất rầu rĩ: “Quất nhập vào đã 400-500 ngàn/chậu, giờ bán có 100 ngàn mà nhiều người còn trả giá. Nhiều người còn ngỏ ý muốn xin nên chúng tôi phải đập bỏ thôi. Xót ruột lắm nhưng biết làm sao, năm nay lỗ vốn hơn 30 triệu đồng nhưng cũng đành phải chịu vì khó khăn chung”.
Đến khoảng 23 giờ 30 phút, chợ hoa đường Nguyễn Văn Cừ hầu như không còn hoạt động mua bán. Tất cả các sạp bán hoa đều đập bỏ toàn bộ số hàng hóa của mình. Khung cảnh chợ hoa ngổn ngang, hoang tàn khi hoa bị dập nát nằm khắp khu chợ. Các tiểu thương khẩn trương gói gém đồ đạc để lên chuyến xe vào thời điểm giao thừa để trở về đón Tết cùng gia đình. Ai nấy dường như đều muốn quên đi nỗi âu lo để cùng hy vọng về một năm mới sẽ không còn cảnh phải chính tay đập phá “tài sản” của mình.
Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hà Duy

Hội thảo bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững cao nguyên Kon Hà Nừng

(GLO)- Sáng 22-11, Viện Sinh thái học Miền nam, Trung Tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) cao nguyên Kon Hà Nừng tổ chức hội thảo Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững Khu DTSQ cao nguyên Kon Hà Nừng đến năm 2030.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.