Đẩy mạnh cải cách chính sách bảo hiểm xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao. 
Ông Lê Quốc Khánh-Phó Giám đốc BHXH tỉnh Gia Lai-cho biết: Tính đến hết quý III-2021, toàn tỉnh có 89.502 lao động tham gia BHXH, chiếm 12,9% lực lượng lao động, trong đó, nông dân trong khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện là 13.333 người, chiếm khoảng 1,92%; có 63.930 lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), chiếm 9,2%. Công tác đảm bảo quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách luôn được BHXH tỉnh thực hiện kịp thời, đúng quy định. Đặc biệt, với phương thức quản lý hiện đại, hoạt động của toàn hệ thống BHXH tỉnh đã được đổi mới theo hướng phục vụ, đẩy mạnh giao dịch điện tử, tăng cường sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, thanh toán trực tuyến, đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tham gia, thụ hưởng chính sách BHXH, BHTN.
Đặc biệt, năm 2021, việc triển khai ứng dụng VssID-BHXH số đã mang lại nhiều tiện ích cho người dân. Theo đó, người cài đặt và sử dụng ứng dụng có thể quản lý, kiểm soát quá trình tham gia, thụ hưởng; thực hiện các dịch vụ trên ứng dụng; sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID để đi khám-chữa bệnh, đăng ký nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, Nghị quyết số 116/NQ-CP của Chính phủ; thực hiện tích hợp, liên thông các phần mềm trên tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ cung cấp thông tin, dữ liệu để phục vụ hoạt động phòng-chống dịch bệnh tại các địa phương... “Ngành BHXH đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, vượt qua nhiều khó khăn để có những bước tiến mạnh mẽ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó tạo điều kiện thuận lợi, tiện ích cho người dân, doanh nghiệp; góp phần tạo niềm tin và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong 3 năm (2018-2020), BHXH tỉnh luôn nằm trong tốp 3 đơn vị đứng đầu về chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành”-Phó Giám đốc BHXH tỉnh thông tin.
 Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại BHXH tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại BHXH tỉnh. Ảnh: Như Nguyện
Ông Lê Quốc Khánh-Phó Giám đốc BHXH tỉnh: Phấn đấu trong năm 2021 hoàn thành các chỉ tiêu cải cách chính sách BHXH gồm: giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan BHXH với doanh nghiệp dưới 49 giờ; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia BHXH đạt mức trên 82%; có trên 153.182 người cài đặt, sử dụng BHXH số-VssID, đạt 100% kế hoạch BHXH Việt Nam giao.
Tại huyện Chư Pưh, với sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương, Nghị quyết số 28 đã được triển khai rộng khắp và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Giám đốc BHXH huyện Nguyễn Văn Mau thông tin: Đơn vị đã tham mưu giúp Thường trực Huyện ủy, UBND huyện ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 28 và Chương trình số 68-CTr/TU của Tỉnh ủy. Trong đó, BHXH huyện đã phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tăng cường tuyên truyền, vận động người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT. Phối hợp với UBND các xã, thị trấn triển khai ký kết hợp đồng với các đại lý thu BHXH, BHYT để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động người dân, góp phần nâng cao tỷ lệ tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn.
Theo Giám đốc BHXH huyện Chư Pưh, thực hiện quy trình cải cách thủ tục hành chính, BHXH huyện đã triển khai áp dụng đồng bộ các phần mềm VssID trong lĩnh vực BHXH, BHYT, tạo điều kiện thuận lợi khi người dân đi khám-chữa bệnh không cần thẻ BHYT giấy và tra cứu được tất cả các thông tin trong việc đóng, hưởng BHYT của mình hoặc nộp hồ sơ qua ứng dụng VssID và giao dịch điện tử. Nhờ vậy, thời gian đăng ký mua, đổi và cấp thẻ BHYT đã được cắt giảm tối đa, tạo điều kiện nhất đối với người tham gia BHYT và đã nhận được sự tin tưởng của người dân.
Còn tại huyện Đak Đoa, chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm và xem đây là tiêu chí quan trọng của địa phương. Bà Phùng Thị Châu-Giám đốc BHXH huyện-cho hay: Huyện đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo kịp thời công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, tập trung ưu tiên bố trí nguồn ngân sách nhà nước, huy động các nguồn khác để đóng BHXH và mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định của Nhà nước. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được tham gia BHXH và mọi người dân được tham gia BHYT, quan tâm đẩy mạnh công tác phát triển đối tượng tham gia theo chỉ tiêu Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị và lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Ngoài ra, công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai, quy trình giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa và giao dịch hồ sơ điện tử đã giảm bớt phiền hà cho đơn vị, cá nhân đến giao dịch với cơ quan BHXH.
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

An Khê bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. Ảnh: Ngọc Minh

An Khê bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo

(GLO)- Sáng 22-11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tiến hành bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ bà Nguyễn Thị Hường (thôn An Thượng 2, xã Song An). Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2025-2030.

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.