Dấu ấn từ hoạt động kết nghĩa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 1 năm triển khai thực hiện những giải pháp quyết liệt, Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh đã đi vào thực tiễn cuộc sống với những kết quả sinh động.

Nhiều việc làm ý nghĩa

Năm học 2024-2025, 2 phòng học ở điểm trường Tiểu học Lê Văn Tám (thôn 5, xã Pờ Tó, huyện Ia Pa) được nâng cấp khang trang, sạch đẹp trong niềm hân hoan của giáo viên, học sinh và cả phụ huynh. Đây là một trong những việc làm do Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai sau khi tiến hành kết nghĩa với thôn 5 theo tinh thần Chỉ thị số 13-CT/TU.

Thầy Nguyễn Ngọc Dũng-Hiệu trưởng nhà trường-cho hay: “Phòng học mới khang trang giúp môi trường học tập sạch đẹp, an toàn; phụ huynh yên tâm khi đưa con đến lớp và học sinh cũng vui vẻ, phấn khởi đi đến trường”.

Ông Y Nguyên Ê Nuôl-Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết: “Thôn 5 có 379 hộ, đa phần là người dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Căn cứ vào nhu cầu, nguyện vọng của người dân, Sở đã kết nối với các nhà tài trợ tiến hành xây dựng và sửa chữa phòng học, sân chơi, làm nhà vệ sinh, khoan giếng tại một số điểm trường trong thôn với tổng kinh phí 500 triệu đồng.

Ngoài ra, Sở còn hỗ trợ 418 cây xanh, 2 tấn giống lúa Ba Chăm, 390 phần quà cùng một số vật dụng trang bị cho hội trường thôn với tổng trị giá gần 247 triệu đồng; nhận hỗ trợ trong 5 năm cho 10 học sinh, mỗi em 5 triệu đồng/năm học”.

lanh-dao-so-tai-nguyen-va-moi-truong-trao-bang-tuong-trung-ho-tro-nha-va-bo-sinh-ke-cho-ho-kho-khan-o-lang-tung-xa-ia-nan-anh-hthuong.jpg
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trao bảng tượng trưng hỗ trợ nhà và bò sinh kế cho hộ khó khăn ở làng Tung, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ. Ảnh: Hồng Thương

Sau khi kết nghĩa với làng Tung (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ), Sở Tài nguyên và Môi trường cũng thường xuyên giữ mối liên hệ, nắm bắt tình hình cơ sở và triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phù hợp. Trong tháng 10-2024, Sở tiến hành lắp đặt 6 bộ dụng cụ thể thao tại làng, phục vụ nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân và phát triển không gian công cộng. Trước đó, Sở hỗ trợ kinh phí xây dựng 1 ngôi nhà tình nghĩa, trao 2 con bò giống cho 2 hộ nghèo; hỗ trợ xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn…

Kết nghĩa với làng Chuk (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang), Cục Quản lý thị trường tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động giúp người dân phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Cuối tháng 10-2024, đơn vị phối hợp với cơ sở sản xuất nước chấm Tương Việt Hoa Sen Tây Nguyên hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình ông A Nữu và tặng 3 con bò sinh sản cho gia đình ông Oăn với tổng trị giá 100 triệu đồng.

Ông Lũp-Trưởng thôn Chuk-chia sẻ: “Theo kế hoạch ban đầu, đơn vị hỗ trợ 1 ngôi nhà và 1 con bò. Sau khi khảo sát, nhận thấy gia đình ông Oăn còn khó khăn nên đơn vị đã quyết định tặng 3 con bò. Làng còn nhiều hộ nghèo nên những phần quà như thế rất cần thiết và ý nghĩa”.

Nêu cao tinh thần đoàn kết, tương trợ

Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU, UBND tỉnh phân công 20 sở, ban, ngành phụ trách 17 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 17 huyện, thị xã, thành phố. Các đơn vị đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các thôn, làng kết nghĩa và huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ thông qua các hoạt động: giới thiệu, giải quyết việc làm; tiếp sức đến trường; giúp phát triển kinh tế-xã hội và nhiều hình thức khác.

Theo số liệu của UBND tỉnh, các đơn vị đã vận động, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 20 căn nhà; tặng 145 chiếc xe đạp, 1 xe máy cho người dân; tặng 26 máy tính xách tay, 1 bộ máy tính để bàn, 249 bộ đồng phục, 100 cái chăn, 400 cái áo ấm, 205 suất quà, 2.500 cuốn vở và 3 bộ đèn năng lượng mặt trời cho các trường học và học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Cùng với đó, các đơn vị còn trao 31 con bò sinh sản, hỗ trợ 2 tấn lúa giống, 910 cây giống các loại để người dân phát triển sản xuất; hỗ trợ 418 cây xanh trồng trong khuôn viên và dọc hai bên đường thôn, làng cùng 346 suất quà cho các hộ dân khó khăn; lắp đặt 6 bộ dụng cụ thể thao ngoài trời; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 130 lượt người...

cuc-quan-ly-thi-truong-tinh-trao-bo-ho-tro-ho-ngheo-o-lang-chuk-xa-kon-thup-anh-tnguyenjpg.jpg
Cục Quản lý thị trường tỉnh trao bò hỗ trợ hộ nghèo ở làng Chuk, xã Kon Thụp. Ảnh: T.Nguyên

Để thực hiện có hiệu quả chương trình kết nghĩa với làng Chuk, theo ông Đinh Văn Hà-Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh, đơn vị tiếp tục phối hợp với địa phương triển khai những nội dung đã cam kết. Trong đó, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như hương ước của làng, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Đồng thời, kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm cùng đồng hành, hỗ trợ người dân.

Về phía Sở Nông nghiệp và PTNT, ông Y Nguyên Ê Nuôl thông tin: Sở tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển sản xuất; tăng cường tư vấn, hỗ trợ phát triển sản phẩm nông nghiệp và giới thiệu, quảng bá, tìm kiếm thị trường cho sản phẩm nông nghiệp.

Vận động các nguồn lực hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Khảo sát các vị trí để trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Duy trì hỗ trợ lâu dài cho 10 học sinh có hoàn cảnh khó khăn và vận động các nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ khó khăn về nhà ở.

Có thể bạn quan tâm

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.