Đak Đoa trong tầm ngắm tương lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nếu đúng như dự kiến thì từ nay đến đầu năm tới, Đak Đoa sẽ trở thành một công trường lớn và hạ tầng cơ sở trên mảnh đất này sẽ thay đổi từng ngày.

Từ trung tâm thị trấn Đak Đoa, chúng tôi rẽ về phía Nam để tìm đến “cánh đồng” điện gió Ia Pết đang trong thời điểm thi công nước rút cho kịp giờ về đích đóng điện thử nghiệm công nhận vận hành thương mại (COD). Chúng tôi đi qua cánh rừng thông ba lá bạt ngàn chạy dọc theo con đường từ thị trấn đến xã Glar, Tân Bình kéo dài hàng chục cây số, nơi mà Dự án du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Gia Lai bắt đầu được khởi động xây dựng với diện tích khoảng 500 ha, trong đó bao hàm cả rừng thông (156 ha), đồi cỏ hồng nổi tiếng. Công nhân bắt đầu lập rào chắn bằng tôn toàn bộ khu quy hoạch. Những hàng thông xanh có tuổi đời 45 năm nơi đây cũng được phong tỏa nhường lại cho công trường xây dựng chuẩn bị đặt những viên đá đầu tiên. Nhìn những cây thông có dáng bonsai đẹp mắt, chúng tôi thầm mong các nhà quy hoạch dự án quần thể nghỉ dưỡng sẽ lưu lại rừng thông quý giá này làm khu sinh thái hay công viên vui chơi ngoài trời, vì không phải nơi nào của cao nguyên cũng có đồi thông tạo dáng đặc thù như thế và không phải loài thông nào cũng phát triển có hình thù uốn lượn một cách tự nhiên như cây thông ba lá nơi đây.
 

 Các dự án điện gió ở huyện Đak Đoa nỗ lực về đích đóng điện thử nghiệm công nhận vận hành thương mại. Ảnh: Hùng Hoa Lư
Các dự án điện gió ở huyện Đak Đoa nỗ lực về đích đóng điện thử nghiệm công nhận vận hành thương mại. Ảnh: Hùng Hoa Lư


Trên một dải đất rộng hàng trăm héc ta chúng tôi đi qua, dân cư còn thưa thớt, nương rẫy đang canh tác không nhiều, có lẽ hiệu quả của các loại cây trồng những năm qua thường quay mặt với người nông dân nơi này. Chúng tôi hình dung, một tương lai không xa nếu Dự án du lịch nghỉ dưỡng sinh thái của Tập đoàn FLC trở thành hiện thực, được đầu tư xây dựng thông suốt như ý tưởng ban đầu thì vùng đất hoang sơ nơi đây sẽ đổi đời, biến thành khu vực dịch vụ cao cấp ở Tây Nguyên, với các hạng mục: sân golf 36 lỗ, trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn, khu biệt thự, khu vui chơi, thể thao ngoài trời, trường học liên cấp… Theo kế hoạch, phía nhà đầu tư sẽ hoàn thành xây dựng ở giai đoạn 1 đến cuối năm 2022 trên diện tích 197 ha với 3.635 tỷ đồng. Nếu đúng như dự kiến thì từ nay đến đầu năm tới, Đak Đoa sẽ trở thành một công trường lớn và hạ tầng cơ sở trên mảnh đất này sẽ thay đổi từng ngày. Người dân Đak Đoa và cả TP. Pleiku có việc làm thường xuyên, đem lại nguồn thu nhập khá. Hình dung về một dự án khá đồ sộ, chúng tôi vẫn tin rằng, phía lãnh đạo địa phương và các cơ quan chuyên môn đã có sự thẩm định kỹ càng về thực lực và tiềm năng của nhà đầu tư trước khi đi đến quyết định chính thức. Nghĩ về một tương lai xán lạn trên vùng đất nghèo của đại ngàn đầy nắng và gió, chúng tôi dường như quên đi những khoảng lặng phía sau đè nặng bởi dịch bệnh đang hoành hành, kinh tế khó khăn mà cảm thấy một nguồn năng lượng mới tràn đầy cơ thể với không khí trong lành của buổi sáng đầy nắng ấm.
 
Mặt trời đã lên quá ngọn cây pơ lang, dường như chúng tôi đang lạc vào vùng đất mới khi đến ranh giới xã Trang-Ia Pết với vùng đồi trập trùng, thoáng đãng có thể nhìn thấu về phố núi Pleiku với hình dáng ngọn Chư Hrung xa xa tầm mắt về hướng Nam. Bên cạnh màu xanh của trang trại khoai lang, chuối, cà phê… bạt ngàn là những trụ turbine của Nhà máy Điện gió Ia Pết-Đak Đoa 1 và Nhà máy Điện gió Ia Pết-Đak Đoa 2 đã được lắp đặt như những cánh tay khổng lồ vươn cao vẫy vào trời xanh. Người Jrai làng Breng (xã Ia Pết) ngạc nhiên lần đầu tiên nhìn thấy những cây trụ tròn màu trắng to mấy người ôm không xuể nâng cánh quạt như cánh chuồn khổng lồ vươn lên tận mây trời để làm ra điện thì quả là ngoài sức tưởng tượng. Điều ấy với họ chỉ xảy ra trong những câu chuyện sử thi giàu chất thần thoại mà già làng đã kể qua nhiều đêm. Với 44 trụ turbine có công suất thiết kế 200 MW và trạm biến áp đã được lắp đặt sẵn sàng để vận hành, Nhà máy Điện gió Ia Pết-Đak Đoa 1 và 2 được xem là “dự án kiểu mẫu” trong số 17 dự án điện gió được phê duyệt trên địa bàn tỉnh đang về đích chuẩn bị vận hành thí nghiệm. Cùng chạy đua với thời gian, các nhà máy điện gió khác như: HBRE Chư Prông, Ia Băng 1, Nhơn Hòa 1, Nhơn Hòa 2, Phát triển Miền núi cũng đang hoàn thiện các công đoạn cuối để vận hành thương mại ở thời khắc này.

Nhìn “cánh đồng” điện gió Ia Pết với những cây cánh quạt “ba lá” bề thế trên nền trời cao lộng gió như những bông hoa thép bung nở giữa đại ngàn, bên dưới là khoảng không gian màu xanh của cánh đồng cây trái đang mùa thu hoạch tạo nên một bức tranh đa sắc màu cho một cao nguyên đổi mới. Gần 1 năm qua, vùng đất phía Đông Nam Đak Đoa này đã từng bước đổi thay khi dự án điện gió được khởi động với hạ tầng được cải tạo cùng 35 km đường nông thôn được nâng cấp, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động ở địa phương. Các đơn vị thi công và chủ đầu tư cũng đã giúp đỡ cơ sở xây dựng nhà tình nghĩa cho đồng bào nghèo, xây tặng phòng học cho các cháu ở buôn làng… Khi dự án hoàn thành và đi vào vận hành ổn định ngoài việc đóng góp vào nguồn điện quốc gia một lượng điện sạch đáng kể, còn bổ sung vào ngân sách địa phương hàng tỷ đồng mỗi năm.

Dưới giác độ du lịch địa phương, khi các dự án lớn đã hoàn chỉnh thì Đak Đoa trở thành một điểm đến không thể thiếu của du khách trên chặng hành trình đến Gia Lai vào đầu mùa khô. Khi dừng chân ở khu nghỉ dưỡng sinh thái với rừng thông bonsai và đồi cỏ hồng nơi đây, du khách sẽ làm cuộc du ngoạn một vòng để chiêm ngưỡng “cánh đồng” điện gió Ia Pết và phong cảnh núi đồi hùng vĩ của Tây Nguyên chạy vòng đến núi Hàm Rồng để thưởng lãm mùa dã quỳ khoe sắc dưới chân ngọn núi lửa đã tắt hàng triệu năm. Ở đây, du khách sẽ có một cái nhìn cao nguyên trong kỷ nguyên mới với những điều kỳ thú cổ sơ và hiện đại.

 

BÙI QUANG VINH

 

Có thể bạn quan tâm

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

Chư Păh quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Nhằm triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh đã thành lập các tổ cộng đồng theo dõi, giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo.

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

“Điểm tựa” của làng Ngo Le

(GLO)- Chòm râu dài, ánh mắt sáng, dáng người khỏe khoắn, nhanh nhẹn là ấn tượng của chúng tôi khi gặp già làng Rơ Lan Vọng, người được xem là “điểm tựa” của làng Ngo Le (xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).