Cựu chiến binh Chư Prông: Giúp nhau làm giàu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đến nay, toàn huyện Chư Prông chỉ còn 118 hộ nghèo trong tổng số 3.180 hội viên cựu chiến binh. Riêng hộ có thu nhập khá, giàu là 1.295 hộ, chiếm 40,72%.
Để có được kết quả ấy, theo ông Mai Khắc Tuấn-Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh huyện Chư Prông, ngoài việc tạo điều kiện cho hội viên tiếp cận với các nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện, các cơ sở Hội phát huy có hiệu quả nguồn vốn tại chỗ. Ông Tuấn thông tin, nguồn vốn vay tại chỗ ở các cơ sở Hội hiện đạt 3,8 tỷ đồng đã giúp cho 105 hộ vay với lãi suất thấp. Ngoài ra, 4 hội viên có thu nhập cao đã cho 18 hộ vay với số tiền 1,5 tỷ đồng không lấy lãi để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
 Hội Cựu chiến binh xã Ia Drăng thường xuyên hướng dẫn hội viên phát triển sản xuất. Ảnh: A.H
Hội Cựu chiến binh xã Ia Drăng thường xuyên hướng dẫn hội viên phát triển sản xuất. Ảnh: A.H
Bên cạnh việc phát huy nguồn vốn vay, các cơ sở Hội tổ chức kết nghĩa giữa chi hội thôn người Kinh với chi hội làng đồng bào dân tộc thiểu số; hộ người Kinh với hộ dân tộc thiểu số, tạo sự đồng thuận giúp nhau trong phát triển kinh tế. Đến nay, toàn huyện có 24 hộ người Kinh kết nghĩa với 24 hộ dân tộc thiểu số, 8 chi hội thôn Kinh kết nghĩa với 8 chi hội làng dân tộc thiểu số. Ông Nguyễn Văn Quý-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Ia Me-cho hay: “Thời gian qua, Hội đã đẩy mạnh phong trào kết nghĩa giữa các chi hội và trong hội viên nhằm tạo sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất cũng như phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Toàn xã đã có 4 cặp chi hội kết nghĩa và 8 cặp gia đình kết nghĩa. Các cặp chi hội kết nghĩa thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, các cặp gia đình kết nghĩa cũng hỗ trợ nhau về ngày công lao động để cắt cành, tỉa chồi cà phê, thu hoạch mì...”.
Tương tự, tại xã Ia Drăng cũng đã có 4 cặp chi hội kết nghĩa thường xuyên hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, giữ gìn vệ sinh môi trường... Nói thêm về việc giúp hội viên phát triển kinh tế, ông Phạm Xuân Chiến-Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh xã Ia Drăng-cho biết: “Hội đã huy động nguồn vốn trong hội viên được trên 400 triệu đồng, tạo điều kiện cho 25 hội viên vay để phát triển kinh tế. Hội cũng đã vận động hội viên mạnh dạn chuyển đổi diện tích hồ tiêu chết sang trồng chanh dây để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống”. Ông Chiến nói thêm, xã hiện còn 4 hội viên nghèo và Hội cũng đã phân công một số hội viên sản xuất-kinh doanh giỏi giúp đỡ để từng bước thoát nghèo.
Theo thống kê, đến nay toàn huyện có 37 hộ hội viên đạt mức thu nhập từ 600 triệu đồng đến 4 tỷ đồng/năm; 157 hộ hội viên đạt mức thu nhập 500 triệu đồng/năm; 390 hộ hội viên có mức thu nhập 300 triệu đồng/năm; 700 hộ hội viên có mức thu nhập 100 triệu đồng/năm. Nhận xét về Hội Cựu chiến binh huyện Chư Prông, ông Nay Hứ-Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh-khẳng định: “Hội Cựu chiến binh huyện Chư Prông là đơn vị điển hình trong toàn tỉnh về học tập và làm theo gương Bác. Các phong trào thi đua đều được Hội triển khai và duy trì có hiệu quả, nhất là phong trào “nghĩa tình đồng đội”, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.
 ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

Giá hồ tiêu xuất khẩu tăng 66,4%

(GLO)- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong tháng 1-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 13 ngàn tấn hồ tiêu, trị giá 87 triệu USD (giảm 25,6% về lượng nhưng tăng 23,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024).

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng Việt Nam lâm nguy

Sầu riêng từng được ví như loại trái "tỷ đô" với kim ngạch xuất khẩu liên tiếp phá kỷ lục nhiều năm nhưng lại đang phải trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có khi sản lượng xuất khẩu giảm tới 80% trong những tháng đầu năm.

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

Tạo bứt phá trong sản xuất công nghiệp

(GLO)- Việc nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp chủ lực, thúc đẩy thị trường tiêu thụ, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu… là những giải pháp quan trọng để ngành công nghiệp của tỉnh Gia Lai tăng trưởng nhanh trong năm 2025.

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.