Củng cố "pháo đài" chống dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ ngày 4-9 đến nay, tỉnh ta không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Hiện nay, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh phấn đấu trở thành “pháo đài” và mỗi người dân là một “chiến sĩ” trên mặt trận chống dịch.
Điểm sáng phòng-chống dịch
Xã Biển Hồ được đánh giá là địa phương triển khai, thực hiện tốt công tác phòng-chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. Pleiku. Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự chủ động vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng “pháo đài” chống dịch ngay từ các thôn, làng, tổ dân phố với sự đồng lòng của người dân. Trong đó, “pháo đài” chống dịch làng Ia Nueng xứng đáng là một điểm sáng vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Làng Ia Nueng có 216 hộ với hơn 1.000 khẩu. Để trở thành “pháo đài” chống dịch, làng đã thành lập 4 tổ Covid cộng đồng với 12 thành viên. Già làng Hmrik-Tổ trưởng tổ Covid cộng đồng làng Ia Nueng-cho hay: Tổ Covid cộng đồng thường xuyên đến từng nhà tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, giải pháp phòng-chống dịch. “Một số người già không nắm tình hình nên chúng tôi phải thông tin bằng tiếng mẹ đẻ giúp họ hiểu, chung tay cùng địa phương phòng-chống dịch hiệu quả”-già làng Hmrik chia sẻ. Không chỉ tham gia chống dịch, người dân làng Ia Nueng còn quyên góp gần 10 triệu đồng ủng hộ công tác phòng-chống dịch Covid-19. Tuy số tiền ủng hộ không nhiều nhưng tinh thần tương thân, tương ái vì cộng đồng của dân làng Ia Nueng rất đáng trân trọng.
Tổ Covid cộng đồng làng Ia Nueng, xã Biển Hồ tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng-chống dịch. Ảnh: Như Nguyện
Tổ Covid cộng đồng làng Ia Nueng (xã Biển Hồ, TP. Pleiku) tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng-chống dịch. Ảnh: Như Nguyện
Với phương châm “Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một lá chắn xanh, mỗi khu dân cư là một pháo đài chống dịch”, người dân xã Biển Hồ đều ý thức trách nhiệm đối với công tác phòng-chống dịch. Chủ tịch UBND xã Đặng Khánh Toàn thông tin: Công tác phòng-chống dịch, nhất là trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được chú trọng. Tất cả thôn, làng đều có các tổ Covid cộng đồng hoạt động giám sát thường xuyên, hiệu quả. Chỉ cần có người lạ đến hay từ đâu về là họ nắm danh sách và kịp thời báo cho Ban Chỉ đạo xã xử lý theo quy định. Nhờ đó, đến nay, xã Biển Hồ vẫn giữ vững “vùng xanh”.
Củng cố tổ Covid cộng đồng
Xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh) có 82% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương đã chú trọng công tác phòng-chống dịch ngay tại các thôn, làng. Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hiệu cho hay: Các tổ Covid cộng đồng phối hợp với chính quyền địa phương triển khai tốt công tác phòng-chống dịch. Từ tháng 5-2021 đến nay, xã có 33 người đi từ vùng dịch về thực hiện cách ly tại nhà, trong đó có 27 người đã cách ly xong, 7 người đang tiếp tục cách ly. “Các tổ Covid cộng đồng làm tốt công tác tuyên truyền, giám sát. Bên cạnh đó, người dân chấp hành thực hiện quy định 5K, giúp công tác phòng-chống dịch đạt hiệu quả”-Chủ tịch UBND xã Ia Mơ Nông nói.
Ông Rơ Châm Sin-Bí thư Chi bộ làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông) thông tin: Tổ Covid cộng đồng của làng có 12 người tham gia và chia làm 4 nhóm (mỗi nhóm phụ trách từ 40 đến 50 hộ dân). “Chúng tôi “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” và tuyên truyền người dân thực hiện tốt quy định phòng-chống dịch. Ai đi từ vùng dịch về thì khai báo y tế và cách ly theo quy định. Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ chi phí đi lại và một số phương tiện phòng-chống dịch để hoạt động tốt hơn trong thời gian tới”-ông Rơ Châm Sin đề xuất.
Các tổ Covid cộng đồng tích cực đến từng nhà tuyên truyền người dân thực hiện biện pháp phòng-chống dịch. Ảnh: Như Nguyện
Các tổ Covid cộng đồng tích cực đến từng nhà tuyên truyền người dân thực hiện biện pháp phòng-chống dịch. Ảnh: Như Nguyện
Thời gian qua, 570 tổ Covid cộng đồng (gần 1.600 thành viên) đã góp phần giúp công tác phòng-chống dịch trên địa bàn huyện Đak Đoa đạt kết quả tích cực. Ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện-cho biết: “Ban Chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19 huyện thường xuyên kiểm tra cơ sở và củng cố các tổ Covid cộng đồng. Ngoài hỗ trợ trang bị phòng-chống dịch, chúng tôi yêu cầu các xã, thị trấn hỗ trợ kinh phí cho các tổ Covid cộng đồng hoạt động. Trong tuần tới, huyện sẽ triển khai tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho các thành viên tổ Covid cộng đồng”.
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa, địa phương tiếp tục củng cố và xây dựng các xã, thị trấn trở thành “pháo đài” vững chắc, mỗi người dân là một “chiến sĩ” trong công tác phòng-chống dịch; phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ Covid cộng đồng; tiếp tục tuyên truyền giúp người dân nâng cao ý thức chủ động phòng-chống dịch, nhanh chóng đưa các hoạt động kinh tế-xã hội ở địa phương trở lại bình thường. 
NHƯ NGUYỆN

Có thể bạn quan tâm

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

Hội chợ việc làm cho lao động về nước: Cầu nối mở ra cơ hội mới

(GLO)- Khác với những phiên giao dịch việc làm thông thường, Hội chợ việc làm diễn ra tại TP. Pleiku ngày 6-5 do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) tổ chức là cầu nối mở ra cơ hội mới cho người đi xuất khẩu lao động trở về nước.

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

Gia Lai: Bảo đảm 100% đối tượng đủ điều kiện được hưởng chính sách trợ giúp xã hội kịp thời

(GLO)- Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND tỉnh Gia Lai vừa có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội và phòng-chống tệ nạn xã hội năm 2025.

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

Hành trình mới từ dòng vốn nhỏ

(GLO)- Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Gia Lai được thành lập ngày 25-4-2015. Nhờ vốn vay từ nguồn quỹ này, toàn tỉnh có 425 hộ gia đình thoát nghèo. Nguồn quỹ đã tiếp thêm niềm tin và hy vọng thoát nghèo cho nhiều phụ nữ.

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

“Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(GLO)- Tháng 10-1976, giữa thời điểm đất nước còn ngổn ngang tàn tích chiến tranh, đoàn cán bộ kỹ thuật gồm 40 người từ Thanh Hóa được điều động vào tỉnh Gia Lai-Kon Tum mang theo tri thức, nhiệt huyết và sứ mệnh góp phần tái thiết cuộc sống cho những vùng quê.

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang. Ảnh: An Phát

"Những cánh chim đầu đàn" ở Kbang

(GLO)- Huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) hiện có 76 người có uy tín. Nhiều năm qua, đội ngũ người có uy tín trở thành "những cánh chim đầu đàn" trong các phong trào thi đua yêu nước, làm tốt sứ mệnh tập hợp đoàn kết nhân dân chung tay xây dựng buôn làng ngày càng phát triển.

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

73 triệu người châu Phi thiếu lương thực trầm trọng

(GLO)- Ngày 29/4,Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và Cơ quan Phát triển Liên chính phủ (IGAD) khu vực Đông Phi công bố báo cáo số người đang phải trải qua tình trạng thiếu lương thực ở khu vực Đông và Trung châu Phi đã tăng lên 73 triệu người vào tháng 4.