Cô giáo trong vụ xin tiền phụ huynh mua laptop: 'Tôi nghĩ xin là bình thường'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nữ giáo viên xin tiền phụ huynh mua laptop khẳng định mình bị phụ huynh thưa kiện vì không nhận laptop. Nếu cô đồng ý nhận máy tính thì mọi việc đã không ồn ào.

Xin tiền mua máy tính vì nghĩ xã hội hóa giáo dục

Sáng 30/9, cô giáo Trương Phương Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM) - người bị phản ánh xin phụ huynh ủng hộ tiền mua máy tính - đã trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong về các vấn đề liên quan.

Cô Hạnh nói mình bị mất máy tính ngay tại trường trong năm học 2022-2023. Thời điểm này, cũng có một số giáo viên khác bị mất tài sản ngay trong trường. Tới năm học này, lớp 4/3 được trang bị tivi nên cô muốn có máy tính mới để soạn bài và kết nối với tivi để giảng dạy.

Cô giáo trong vụ xin tiền phụ huynh mua laptop.jpg
Cô Trương Phương Hạnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM). Ảnh: Nhàn Lê.

“Tôi không xin ý kiến hiệu trưởng từ đầu về việc này vì nghĩ xin mua laptop là việc bình thường, đúng chủ trương xã hội hóa giáo dục, nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhiều người cũng làm như vậy. Tôi không cào bằng mà dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Nếu không có máy tính thì tivi để không sẽ rất lãng phí", cô Hạnh nói.

Nữ giáo viên cho biết thêm hiệu trưởng khi biết được sự việc đã chỉ đạo cô không được nhận tiền hỗ trợ của phụ huynh. Đến ngày 16/9, cô Hạnh đã tạo một bình chọn trên nhóm lớp (đồng ý và không đồng ý hỗ trợ tiền mua máy tính cho giáo viên).

Đã có chỉ đạo từ ban giám hiệu, vì sao cô không từ chối ngay mà phải tạo bình chọn?

Trả lời câu hỏi của phóng viên, cô Hạnh giải thích: “Tất cả phụ huynh đều đồng ý hỗ trợ tiền mua laptop trong cuộc họp phụ huynh trước đó nên tôi không có cớ để không nhận. Tôi tạo bình chọn là có cớ để từ chối vì đã có người phản ánh lên nhà trường thì sẽ có người không đồng ý”.

Nữ giáo viên cho rằng mình bị phụ huynh thưa kiện vì không nhận máy tính. "Nếu tôi đồng ý nhận thì mọi việc đã không ồn ào", cô Hạnh giải bày.

Sau khi có 3 phụ huynh bày tỏ ý kiến không đồng ý, cô giáo đã hỏi: “Phụ huynh của bé nào?”. Giải thích vấn đề trên, cô Hạnh nói trong lớp có 38 phụ huynh nhưng nhóm lên đến 47 người nên cô giáo "không biết ai là ai".

“Tôi muốn hỏi phụ huynh này là ai để biết thôi. Nhiều người nghĩ là tôi dỗi nhưng tôi không giận dỗi gì phụ huynh. Tôi vẫn yêu thương, giảng dạy các con bình thường”, cô Hạnh nói.

Về nội dung không soạn đề cương, cô giáo Hạnh cho rằng đây không phải là nhiệm vụ của giáo viên chứ cô không giận dỗi gì phụ huynh sau sự việc không ủng hộ tiền mua máy tính.

Bán đồ ăn trong lớp

Phụ huynh lớp 4/3 còn phản ánh cô Hạnh bán mì tôm, xúc xích, bánh tráng trộn cho học sinh. Những em không mua đồ ăn của cô sẽ bị ăn ở ngoài cửa lớp.

Cô Hạnh phủ nhận thông tin cho học sinh đứng bên ngoài và nói thêm: "Tôi ở xa trường nên đem đồ ăn lên lớp. Học sinh kêu đói nên tôi có bán cho các cháu. Những học sinh mua đồ ăn nơi khác vẫn được ngồi trong lớp ăn bình thường".

2cogiao.jpg
Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM. Ảnh: Nhàn Lê.

Nữ giáo viên cũng cho biết có dạy thêm học sinh từ ngày 9/9 nhưng đã dừng từ tuần trước. “Tôi đã sai khi không hiểu thông tư về xã hội hóa và cũng mong sự việc sớm được giải quyết”, cô Hạnh chia sẻ.

Cô Hạnh đã có 30 năm làm việc trong ngành giáo dục và 18 năm dạy học tại Trường Tiểu học Chương Dương.

Sáng 30/9, ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1, TPHCM) xác nhận buổi sáng cùng ngày, có 24 trên tổng số 38 học sinh lớp 4/3 không đến lớp. “Trước mắt, chúng tôi tạm đình chỉ công tác chủ nhiệm, giảng dạy của cô H. và sẽ mời giáo viên có chuyên môn giảng dạy học sinh lớp 4/3. Nhà trường đang xử lý rốt ráo sự việc. Chúng tôi không bao che. Xin phụ huynh cho chúng tôi thời gian để giải quyết”, ông Minh nói.

Theo Nhàn Lê (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

Hơn 3.000 học sinh Gia Lai tham gia chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”

(GLO)- Ngày 12-1, tại Trường THPT Chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai, Tỉnh Đoàn Gia Lai tổ chức chương trình “Tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp 2025”. Chương trình thu hút hơn 3.000 học sinh tới từ các trường THPT trên toàn tỉnh.

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Các trường đại học ủng hộ bỏ xét tuyển sớm

Bỏ xét tuyển sớm, bổ sung ngưỡng đảm bảo đầu vào đối với nhóm ngành sư phạm, nhóm ngành Sức khỏe - Y dược (có cấp chứng chỉ hành nghề) là hai điểm mới trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH) năm 2025 mà Ban soạn thảo vừa điều chỉnh.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.