Xin phụ huynh ủng hộ mua laptop bất thành, giáo viên không soạn đề cương ôn tập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chuyện xảy ra ở lớp 4/3, Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1, TP HCM) khiến nhiều phụ huynh bức xúc khi giáo viên xin ủng hộ mua laptop.

Phản ánh với Báo Người Lao Động, nhiều phụ huynh lớp 4/3 Trường Tiểu học Chương Dương cho biết phụ huynh đang rất bức xúc, lo lắng trước những hành động của giáo viên chủ nhiệm lớp là cô T.P.H.

"Những ngày qua, nhiều phụ huynh mất ăn mất ngủ vì lo sợ cô H. sẽ "đì" con, không những thế phụ huynh còn hoang mang trước những lời lẽ có ý hăm dọa của cô giáo" - một phụ huynh cho biết.

Đại diện nhiều phụ huynh trong lớp, chị N. nói: "Nhiều phụ huynh trong lớp đã ký đơn xin đổi giáo viên chủ nhiệm, hoặc chuyển lớp cho các con nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết. Phụ huynh thật sự rất lo lắng, bất an nếu con còn học với cô H." Chị N. cũng cho biết hiện phụ huynh đã gửi đơn đến Phòng GD-ĐT quận 1, Sở GD-ĐT TP HCM để tìm hướng tốt nhất cho các con, bởi không thể để thời gian học của các con với cô H. kéo dài thêm.

Những tin nhắn xin ủng hộ mua laptop

Những tin nhắn xin ủng hộ mua laptop

Theo phản ánh của các phụ huynh, sự việc bắt nguồn từ việc ngày 14-9 là ngày họp phụ huynh đầu năm của lớp 4/3. Trước ngày họp, cô H. nói với một số phụ huynh trong ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) lớp là cô không thu quỹ, cô bị mất laptop nên xin phụ huynh ủng hộ laptop.

Khi ban đại diện thông báo, thì phụ huynh tính toán với chiếc máy tầm 5-6 triệu đồng, mỗi phụ huynh đóng góp 200 - 300.000 đồng. Một số phụ huynh cho rằng số tiền trên chỉ đủ cho cô mua máy tính, không còn tiền chi cho các hoạt động nên đề xuất mức 500.000 đồng, phụ huynh nào có khả năng thì đóng, không cào bằng và cũng không ép buộc. Tại buổi họp phụ huynh này, một số phụ huynh đóng tiền mặt cho ban đại diện (sau đó chuyển luôn lại cho cô H.), một số phụ huynh sau đó chuyển khoản trực tiếp cho cô H.

"Cô H. xin lớp hỗ trợ 1 laptop trị giá tầm 4 đến 5 triệu, 1 máy in tài liệu và mỗi tháng 300.000 đồng hỗ trợ cho bảo mẫu. Sau đó phụ huynh có ý kiến là máy in đã mua hồi lớp 3 thì liên hệ cô chủ nhiệm lớp cũ xin lại cho lớp dùng" - một phụ huynh cho biết.

Trưa cùng ngày, cô H. nhắn vào group zalo lớp với nội dung: Sau buổi họp đầu năm học, phụ huynh đã đóng được 29 phụ huynh. Hiện tại cô giữ 14.500.000 đồng. Cô đưa cô bảo mẫu 300.000 đồng. Cô đóng quỹ khuyến học 500.000 đồng. Cô giữ 13.700.000 đồng. Cô mua cái laptop, còn bao nhiêu cô báo phụ huynh. Và cô xin cái laptop này luôn nha phụ huynh.

Cùng ngày 14-9, cô H. chụp hình 2 laptop và báo giá 1 cái giá 5,5 triệu màu xám và 1 cái giá 11 triệu màu đen. "Cô nói cô lấy máy đen 11 triệu chạy dữ liệu nhanh, phụ huynh hỗ trợ cô 6 triệu, cô bù vào 5 triệu. Cô cảm ơn phụ huynh".

Khi có phụ huynh không đồng ý thì cô H. hỏi là phụ huynh của học sinh nào

Khi có phụ huynh không đồng ý thì cô H. hỏi là phụ huynh của học sinh nào

Ngày 16-9. cô H. lại tiếp tục nhắn với nội dung, hôm thứ 7 (14-9), cô có xin phụ huynh hỗ trợ laptop khoảng 5-6 triệu. Và cô đã mua cái máy 11 triệu thì cô bù vào 5 triệu. Và cái laptop này là của cô. Phụ huynh có đồng ý không? Sau đó giáo viên này tạo bình chọn đồng ý và không đồng ý cho phụ huynh bình chọn. Trong lúc bình chọn thì có phụ huynh không đồng ý, cô H. lại nhắn hỏi phụ huynh không đồng ý là phụ huynh của bé nào. Sau đó cô khóa bình chọn.

Theo các phụ huynh, group zalo lớp có 47 thành viên, trong đó có 26 phụ huynh đồng ý (cả cha lẫn mẹ bình chọn cho 1 học sinh), 3 phụ huynh không đồng ý, 18 phụ huynh không ý kiến.

Cô H nhắn tiếp: Đến hiện tại có 26 người đồng ý, 3 phụ huynh không đồng ý, còn 9 phụ huynh không ý kiến. Đã có phụ huynh không đồng ý thì cô sẽ không nhận nhé phụ huynh. Cô tự mua và tự sử dụng. Còn máy in cô cũng tự mua luôn nha phụ huynh. Cô không nhận gì của phụ huynh cả. Cô chân thành cảm ơn phụ huynh.

Đến ngày 17-9, cô H. nhắn tin tiếp với nội dung: Tối qua và sáng nay cô đã nhận nhiều tin nhắn và điện thoại của phụ huynh năn nỉ cô nhận phần hỗ trợ của lớp. Cô xin nói rõ quan điểm của cô là cô không nhận nha phụ huynh. Và cô cũng không phải soạn đề cương ôn tập cho các con. Cô thống nhất bài ôn và phụ huynh tự ôn ạ. Có cảm ơn phụ huynh. Vậy nha phụ huynh.

Sau khi phụ huynh phản ánh với nhà trường thì cô H. nhắn sẽ không soạn đề cương

Sau khi phụ huynh phản ánh với nhà trường thì cô H. nhắn sẽ không soạn đề cương

Một số phụ huynh cho biết, đến ngày 24-9, tức là sau mấy ngày cô H. nhắn không nhận hỗ trợ của lớp, cô gửi bản chụp chi phí các khoản đã chi sau khi nhận tiền từ các phụ huynh cho thành viên ban đại diện. Nhưng trong bản thu - chi này vẫn mặc định ghi tiền laptop 6 triệu, loa 2 triệu. Khi thành viên ban đại diện không đồng ý, nói rằng phải có sự đồng ý của tất cả phụ huynh thì cô mới xóa phần chi laptop 6 triệu, loa 2 triệu. Sau đó, cô H. trừ các khoản đã chi như ổ điện (220.000 đồng), đồng hồ treo tường (160.000 đồng), khẩu hiệu: 30.000 đồng, đóng hội khuyến học 50.000 đồng thì bàn giao lại tiền cho phụ huynh.

Theo các phụ huynh phản ánh, sự việc sẽ chẳng có gì nếu những ngày sau đó, các con đi học về kể lại, cô cho các con học qua tivi quá nhiều, hầu hết các môn, cô cho các con xem youtube, ngay cả một số lời giải trên tivi rồi để các con chép lại. Nhiều bạn không chép kịp phải bỏ luôn. Toán thì cô cho chép câu hỏi trên tivi và sách rồi tự làm theo. Còn bữa nào cô không siêng thì cô mở PowerPoint lên cho các con chép lời giải vào chứ không giảng. Toán cô dạy nhanh, nhiều bạn không hiểu. Không hiểu mà hỏi là cô chửi...

Hiệu trưởng: "Sự việc rất đáng tiếc, nhưng chưa biết giải quyết thế nào"!

Chiều ngày 27-9, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Lê Công Minh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương.

Theo ông Minh, tất cả những sự việc mà phụ huynh phản ánh đến Báo Người Lao Động là ông có biết, vì phụ huynh cũng phản ánh đến nhà trường. Theo ông Minh, cô H. đã sai hoàn toàn, bản thân là người đứng đầu nhà trường, ông cảm thấy sự việc xảy ra rất đáng tiếc và hiện tại chưa biết giải quyết thế nào.

Ông Minh nói thêm, ngay sau khi một số phụ huynh phản ánh về việc cô H. xin phụ huynh mua laptop, ông đã gọi cô H. trao đổi và nhắc nhở, chấn chỉnh. Ông Minh nói thêm, nhà trường đã thông báo cho tất cả các giáo viên, không riêng gì cô H. là kinh phí hoạt động ban đại diện cha mẹ học sinh tài trợ cho lớp thì được, cô xin thì không được.

"Cô H. xin ủng hộ mua laptop cá nhân là hoàn toàn sai. Cô cũng không được nhắn phụ huynh theo kiểu không soạn đề cương ôn tập. Giáo viên không được nhắn như vậy" - ông Minh khẳng định.

Theo ông Minh, khi nhà trường nhắc nhở, cô H. mới tổ chức bình chọn đồng ý hay không đồng ý.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chương Dương nói thêm: Ngày 24-9, trường tổ chức buổi hòa giải giữa cô H. và phụ huynh của lớp. Tại buổi họp này, có 27/38 phụ huynh của lớp tham gia. Ông Minh nói thêm, trước mặt đông đảo phụ huynh, cô H. xin lỗi phụ huynh và xin cho cô một cơ hội. Tại buổi họp này, nhà trường đưa ra hướng giải quyết là những phụ huynh nào cảm thấy bất an, có thể xin chuyển lớp thì có 25/27 phụ huynh tại buổi họp muốn chuyển lớp.

Tuy nhiên, theo ông Minh, hiện tại việc chuyển lớp chưa thực hiện được, trường cũng không có giáo viên dự bị để có thể thay cô H. làm giáo viên chủ nhiệm lớp 4/3.

Khi phóng viên đặt câu hỏi, nhà trường sẽ làm gì để đảm bảo quyền lợi học sinh khi mà cô H. vẫn tiếp tục đứng lớp, ông Minh nói sẽ có nhiều giải pháp như kiểm tra đột xuất, kiểm tra vở học sinh xem cô có dạy đúng thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy không... Nhà trường đã báo cáo lãnh đạo Phòng GD-ĐT để xin hướng giải quyết và đang trong thời gian giải quyết. Đồng thời, xin phụ huynh cho nhà trường thời gian để giải quyết...

Theo Đặng Trinh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

“Chìa khóa” nâng cao chất lượng giáo dục

(GLO)- Đề án tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ mầm non người dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2021-2025 được ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Gia Lai triển khai đang là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục.

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

Mô hình điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong trường học: Hiệu quả thiết thực

(GLO)- Mô hình điểm về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trong trường học được triển khai tại Trường THPT Ya Ly (huyện Chư Păh) bước đầu mang lại hiệu quả, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường và xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện.

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không còn phù hợp

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 không còn đặt ra tỷ lệ học nghề sau THCS khoảng 30% như giai đoạn trước. Thực tế cho thấy việc áp tỷ lệ phân luồng sau THCS không phù hợp và nảy sinh nhiều hệ lụy.

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

Công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 3-1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai và Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai.