Bất ngờ thông tin về giáo viên 'xin mua laptop bất thành'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Năm học trước, cô T.P.H, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương vận động xin mua loa, máy in... nhưng đến năm nay, phụ huynh xin lại loa để sử dụng thì cô rời nhóm, cắt liên lạc.

Nỗi đau của phụ huynh bình chọn "Không đồng ý" để giáo viên xin mua laptop

Đã mấy ngày trôi qua, anh T., phụ huynh của lớp 4/3 Trường Tiểu học Chương Dương (quận 1, TP HCM) - một trong những phụ huynh bấm bình chọn "không đồng ý" để cô H. giáo viên chủ nhiệm xin mua laptop, vẫn chưa hết nỗi buồn cùng với nỗi bức xúc.

Phụ huynh này cho biết tâm lý khi có con đi học cũng giống như bao phụ huynh khác, đều muốn cho con những gì tốt nhất, dù cha mẹ có phải làm lụng vất vả thế nào cũng cố gắng.

Anh T. kể, khi cô tạo bình chọn trên group zalo lớp, anh bấm không đồng ý vì cho rằng khoản chi này vô lý, từng nghe phụ huynh các khóa trước phàn nàn về cô. Nhưng khi bấm bình chọn xong, anh đã lóe lên ân hận cũng vì sợ con mình bị "đì", trở thành cá biệt. Chưa kịp bấm bình chọn lại, cô H. đã hỏi luôn trong group, phụ huynh không đồng ý là phụ huynh của bé nào.

Năm học mới bắt đầu được vài ngày, cô H. thông báo mở lớp dạy thêm
Năm học mới bắt đầu được vài ngày, cô H. thông báo mở lớp dạy thêm

Cũng vì tâm lý sợ con bị "đì", sợ cô dỗi, ngay trong ngày, chính một phụ huynh trong ban đại diện gọi điện "năn nỉ" cô để cô nhận phần hỗ trợ mua laptop. "Tuy nhiên, sáng ngày hôm sau, trước mặt cả lớp, cô hỏi các con, tôi là phụ huynh của bé nào. Con tôi đứng lên thưa là ba của con. Sau đó con về kể, bị cô mắng chửi thậm tệ đến mức con run rẩy sợ hãi. Con về xin tôi, nói ba đóng cho cô đi nếu không con không dám đi học"" anh T. chia sẻ.

Nhiều phụ huynh của lớp 4/3 cho biết, ngày 9-9, khi năm học mới chỉ mới bắt đầu được ít ngày, cô H. đã thông báo mở lớp dạy thêm ngay trong group lớp để phụ huynh đăng ký. "Khi giáo viên chủ nhiệm đã thông báo dạy thêm, làm sao phụ huynh nào không dám đăng ký. Tuy nhiên, có ngày học thêm trúng ngày mưa gió, phụ huynh chưa tới đón kịp, cô cũng bỏ con ở đó để về, dù đó là nơi xa lạ với các con. Xét về lý thì cô không sai, dạy xong thì về. Nhưng về tình, cô làm vậy tội các con"- một phụ huynh chia sẻ.

Nhiều lớp do cô H. làm chủ nhiệm cũng từng xin đổi giáo viên

Trong quá trình tìm hiểu về sự việc, nhiều phụ huynh của các khóa trước do cô H. làm giáo viên chủ nhiệm tiếp tục cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin.

Theo các phụ huynh này, tình trạng như lớp 4/3 hiện nay, bản thân nhiều phụ huynh, học sinh những lớp cô H. chủ nhiệm đều đã từng trải qua. Đáng chú ý, ở năm học trước, khi cô H. chủ nhiệm lớp 4/1, nhiều phụ huynh của lớp này cũng ký đơn xin đổi giáo viên chủ nhiệm nhưng không được nhà trường giải quyết.

Khi cô H. làm chủ nhiệm lớp 4/1, nay là lớp 5/1 cũng vận động mua loa, máy in...Đến năm học này dù không bàn giao lại, nhưng vẫn vận động phụ huynh lớp 4/3 năm nay tiếp tục mua...loa. Ảnh: Thu-chi lớp 4/1 năm học trước do cô H. làm chủ nhiệm
Khi cô H. làm chủ nhiệm lớp 4/1, nay là lớp 5/1 cũng vận động mua loa, máy in...Đến năm học này dù không bàn giao lại, nhưng vẫn vận động phụ huynh lớp 4/3 năm nay tiếp tục mua...loa. Ảnh: Thu-chi lớp 4/1 năm học trước do cô H. làm chủ nhiệm

Anh T, một phụ huynh của lớp 5/1 Trường Tiểu học Chương Dương kể, năm trước lớp con anh cũng do cô H. làm chủ nhiệm. Trong năm học này, cô H. cũng vận động xin mua loa, máy in, thùng tập, giấy in… đặc biệt, mỗi ngày cô đều nói học sinh góp 5-10.000 đồng bỏ heo đất để dịp lễ, tết có kinh phí mua bánh, kẹo cho các con liên hoan nhưng thực tế cả năm các con không biết cái kẹo, miếng bánh là gì. Cũng không biết heo đất đi đâu.

Đầu năm nay, khi các con lên lớp 5/1, muốn xin lại cô loa của năm ngoái đã đóng góp mua, nhưng cô đã thoát group lớp, chặn liên lạc của phụ huynh. "Nếu đã không bàn giao lại cho phụ huynh, vậy là loa năm trước vẫn còn. Năm nay vì sao cô lại xin ủng hộ tiếp"- anh T. nói.

Nhiều phụ huynh của lớp 5/1 hiện nay cho biết, trong quá trình cô H. làm giáo viên chủ nhiệm năm học trước, nhiều lần cô dỗi, mà không biết nguyên nhân cô dỗi vì chuyện gì, cô H. dặn các con về nhà nói cha mẹ tự soạn đề cương ôn tập cho các con. "Cô dùng ngôn ngữ rất phản cảm khi tức giận để mắng chửi học sinh, khiến nhiều em sợ không dám đi học, xin chuyển lớp, chuyển trường nhưng không được"- anh D.- một phụ huynh của lớp 5/1, kể.

Sở GD-ĐT TP HCM: Xử lý quyết liệt, triệt để đảm bảo quyền lợi học sinh

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, cho biết Sở GD-ĐT TP đã chỉ đạo phòng GD-ĐT quận 1 trên cơ sở phản ánh của cha mẹ học sinh, các nguồn thông tin khác xem xét toàn diện các vấn đề để xử lý quyết liệt, triệt để, đảm bảo quyền lợi của học sinh và duy trì ổn định hoạt động giáo dục chung của nhà trường.

Theo Đặng Trinh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Trường học hạnh phúc

Trường học hạnh phúc

Một “trường học hạnh phúc”, không chỉ ở trường lớp khang trang, cảnh quan đẹp, trang thiết bị hiện đại, mà quan trọng nhất, phải là nơi học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên thấy an toàn, được yêu thương, tôn trọng, hăng say giảng dạy và học tập.

Hun hút giữa mây ngàn

Hun hút giữa mây ngàn

Bám trường lớp ở những nóc heo hút, nhiều thầy cô giáo gần như gởi cả thanh xuân theo cuộc hành trình. Đầu tuần, những người trẻ lầm lụi ôm ba lô ngược núi. Họ như mất hút cho tới cuối tuần, mới có thể ra nơi có sóng điện thoại.

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Vừa học vừa run trong ngôi trường chờ… sập

Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, điểm trường Phú Quý thuộc Trường Tiểu học số 2 Bình Châu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) hiện xuống cấp nghiêm trọng, tường bong tróc, nứt toác… chờ sập. Hàng trăm học sinh và giáo viên thấp thỏm, lo âu vừa học vừa run.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.