Chuyện về loa truyền thanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nhà tôi cách trung tâm thành phố hơn 3 km. Gần đây, tôi mới được nghe tiếng loa truyền thanh phát ra từ một đơn vị Công an gần đó. Một hôm, nghe tiếng loa, con tôi reo lên: “Ở đây có cái tiếng giống ở nhà bà ngoại nè mẹ”.

Nhà mẹ tôi ở xã Ayun, huyện Mang Yang. Cứ mỗi sáng, sau tiếng gà gáy là tiếng loa truyền thanh. Với người dân nơi đây, tiếng loa ấy không chỉ quen thuộc, gần gũi mà còn là kênh thông tin hữu ích trong công tác tuyên truyền, đặc biệt là với người dân tộc thiểu số (DTTS).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hiện nay, thông tin trên các trang mạng xã hội khá đa dạng. Tuy nhiên, công tác kiểm soát còn nhiều bất cập. Muốn sử dụng được thiết bị công nghệ đòi hỏi phải có một nền tảng tri thức nhất định để phân biệt đúng sai, có bộ lọc để hiểu được sự đa dạng của vấn đề. Mà điều này dường như còn khó khăn đối với cộng đồng người DTTS. Chính vì vậy, việc thông tin, tuyên truyền những chính sách đang triển khai thực hiện tại các địa phương thông qua đài truyền thanh ở cơ sở là rất cần thiết. Đặc biệt, khi có thông tin ban đầu sẽ kích thích con người tư duy, tìm hiểu, trao đổi và làm sáng tỏ vấn đề, cũng là cách để phát triển thông tin tuyên truyền miệng.

Một hôm, khi nghe thông tin về giải chạy marathon trên đài truyền thanh, con tôi nói: “Sáng nay, con nghe đài nói về giải chạy mà mẹ mới tham gia đấy”. Tôi nghĩ, nghe đài cũng như học ngoại ngữ. Đôi lúc, chỉ là nghe thụ động nhưng thông tin vẫn được nạp vào đầu. Trẻ em lại càng dễ tiếp thu. Chính vì vậy, để trẻ em được nghe đài, ngoài việc có thêm thông tin mới còn là kênh hữu hiệu để hướng nghiệp sớm, phân luồng giáo dục nghề nghiệp. Chúng ta hoàn toàn có thể gieo vào trẻ tình yêu quê hương, đất nước và hướng nghiệp từ những bài hát, bản tin được phát đi hàng ngày.

Thiết nghĩ, đối với vùng có đông người DTTS sinh sống nên cài đặt các chương trình truyền thanh có nội dung về các chính sách xã hội đã được đăng phát trên báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh liên quan trực tiếp đến người DTTS. Bởi lẽ, đó là cách tiếp cận hàng ngày, nói thường xuyên để người dân dễ dàng nắm bắt, từ từ mở rộng thông tin, nâng cao nhận thức. Bộ phận làm công tác truyền thanh ở xã, huyện cần biên tập thông tin gọn gàng hoặc nói rõ nguồn thông tin cụ thể được đăng tải ở đâu, dán thông báo ở đâu… để người dân có thêm cơ sở, củng cố niềm tin phù hợp với điều kiện, đặc điểm ngành nghề, dân cư ở khu vực đó.

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Tết ấm cho người nghèo

Tết ấm cho người nghèo

(GLO)- Tết Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Bằng những việc làm thiết thực, nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ nhà ở, tặng quà giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh có điều kiện đón một cái Tết ấm áp.

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Xóa bỏ hủ tục 'cầm đồ thuốc độc'

Suốt thời gian dài, tệ nạn nghi kỵ “cầm đồ thuốc độc” ở miền núi Quảng Ngãi trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng, gây hoang mang, chia rẽ mối đoàn kết cộng đồng, nhiều người bị nghi ngờ có “đồ độc” phải bỏ làng vào rừng hoặc tự tử, thậm chí bị đánh đập dã man cho đến chết.

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

Điều chỉnh Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa phê duyệt điều chỉnh Quyết định số 692/QĐ-UBND ngày 12-11-2022 phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Kông Chro thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.