Chương trình "Mẹ đỡ đầu": Nối vòng tay nhân ái

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 1 năm triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã nhận đỡ đầu, chăm sóc 281 trẻ mồ côi. Đây là chương trình thể hiện rõ tinh thần nhân văn, tấm lòng nhân hậu của các hội viên phụ nữ trong tỉnh.
Không có nỗi đau nào lớn hơn đối với 1 đứa trẻ khi mất đi cha mẹ. Với bản năng của người mẹ, phụ nữ lại càng cảm nhận sâu sắc hơn sự mất mát này của trẻ. Chương trình “Mẹ đỡ đầu” ở Gia Lai không chỉ kêu gọi nguồn lực hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi mà còn giúp các con vơi đi nỗi đau, sự mất mát và có niềm hy vọng để vươn lên trong cuộc sống.
Qua 1 năm triển khai, toàn tỉnh có 281 trẻ mồ côi được các cấp Hội nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng, trong đó có 7 trẻ mồ côi do dịch Covid-19. Các cấp Hội đã huy động gần 800 triệu đồng để hỗ trợ định kỳ cho các trường hợp nhận đỡ đầu. Nhiều đơn vị, địa phương có những sáng kiến để triển khai hiệu quả chương trình như: Hội LHPN huyện Krông Pa phối hợp với 45 đơn vị trường học nhận đỡ đầu 715 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 31 em mồ côi; Hội LHPN huyện Đak Pơ thành lập mô hình “30 cán bộ Hội LHPN nhận đỡ đầu 34 trẻ mồ côi đến năm 18 tuổi”; Ban Chấp hành Hội LHPN xã Chư Mố (huyện Ia Pa) đỡ đầu 1 em người dân tộc thiểu số mồ côi cha mẹ…
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” tạo được sức lan tỏa sâu rộng, kết nối nhiều tấm lòng nhân ái chung tay nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ mồ côi. Ảnh: Minh Châu
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” tạo được sức lan tỏa sâu rộng, kết nối nhiều tấm lòng nhân ái chung tay nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ mồ côi. Ảnh: Minh Châu
Hội Phụ nữ các đơn vị lực lượng vũ trang cũng nối nhịp cầu nhân ái, góp phần lan tỏa mạnh mẽ thông điệp yêu thương của chương trình “Mẹ đỡ đầu”. Hội Phụ nữ cơ sở Trung đoàn 38 (Sư đoàn 2) nhận đỡ đầu, chăm sóc 2 em mồ côi người dân tộc thiểu số ở thị trấn Đak Pơ là em Đinh Lương (SN 2010, làng Leng Tô, mồ côi cha) và em Đinh Kiết (SN 2012, làng Hven, mồ côi cả cha lẫn mẹ). Trong khi đó, Hội Phụ nữ cơ sở Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) nhận đỡ đầu cháu Nguyễn Khắc Thi Thiên (SN 2008, thôn 1, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) mồ côi cả cha lẫn mẹ. Chương trình hỗ trợ cháu Thiên 6 triệu đồng/năm trong 5 năm từ nguồn kinh phí do cán bộ, chiến sĩ đóng góp. Hay Hội Phụ nữ cơ sở Phòng Tham mưu (Công an tỉnh) nhận đỡ đầu em Phạm Nguyễn Quỳnh Như (SN 2008, trú tại tổ 12, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) bị dị tật bẩm sinh và mồ côi mẹ từ nhỏ. Chương trình đỡ đầu, chăm sóc, nuôi dưỡng Như từ năm 2022 cho đến khi đủ 18 tuổi với mức hỗ trợ 600.000 đồng/tháng, đồng thời, chăm sóc em về mặt tinh thần, hòa nhập với bạn bè và định hướng nghề nghiệp.
Mỗi địa phương, đơn vị có một cách làm phù hợp, đó là trực tiếp nhận chăm sóc, đỡ đầu hoặc làm cầu nối kêu gọi hỗ trợ nguồn lực để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, giúp các em có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần. Ngoài ra, chương trình còn đồng hành cùng gia đình, nhà trường, địa phương giám sát việc thực hiện chính sách đối với trẻ em. Chương trình ngày càng tạo sự lan tỏa, được xã hội đánh giá cao, thu hút nhiều nguồn lực chung tay nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ mồ côi.
Nhiều trẻ mồ côi có được điểm tựa ấm áp để vươn lên trong cuộc sống từ sự đồng hành của những người mẹ đỡ đầu. Ảnh: Minh Châu
Nhiều trẻ mồ côi có được điểm tựa ấm áp để vươn lên trong cuộc sống từ sự đồng hành của những người mẹ đỡ đầu. Ảnh: Minh Châu
Theo thống kê của Hội LHPN tỉnh, toàn tỉnh có 2.866 trẻ mồ côi, trong đó có 15 trẻ mồ côi do dịch Covid-19. Số trẻ được các cấp Hội nhận đỡ đầu trong 1 năm triển khai chương trình chiếm gần 10% trong tổng số trẻ em mồ côi. Mới đây, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga một lần nữa khẳng định ý nghĩa, giá trị nhân văn của chương trình do Trung ương Hội phát động, đồng thời nhấn mạnh phải thúc đẩy, nâng chương trình lên một tầm cao mới. Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam mong muốn phụ nữ cả nước hãy chung tay xoa dịu nỗi đau, hướng đến tương lai tốt đẹp của trẻ mồ côi qua những mô hình thực tế giúp các em phát triển toàn diện như tổ chức các trại hè, những cuộc gặp gỡ cảm động giữa mẹ đỡ đầu và các con…
Đối với Gia Lai, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Rơ Chăm H’Hồng cho biết: Chương trình “Mẹ đỡ đầu” tiếp tục được triển khai sâu rộng trong năm 2023. Theo Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, qua 1 năm triển khai, các cơ sở Hội đã tổng kết, đánh giá, biểu dương các tập thể, cá nhân có những sáng kiến, đóng góp tích cực cho chương trình. “Hội LHPN tỉnh tiếp tục tuyên truyền sâu rộng chương trình “Mẹ đỡ đầu” đến cán bộ, hội viên. Hội cũng sẽ hướng dẫn các cấp Hội kết nối, nhận hỗ trợ, đỡ đầu trẻ mồ côi do dịch Covid-19 hoặc do các nguyên nhân khác”-bà Rơ Chăm H’Hồng nói.
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh mong muốn mỗi cán bộ, hội viên tham gia chương trình không chỉ bằng tinh thần, trách nhiệm, mà bằng tình yêu thương của một người chị, người mẹ. Và mỗi chị, mỗi mẹ là một “sứ giả” để chương trình lan tỏa sâu rộng đến toàn xã hội, kết nối những trái tim nhân ái giúp trẻ mồ côi có cơ hội được học tập, yêu thương.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

Pleiku tập trung các nguồn lực góp phần giảm nghèo

(GLO)- Nhờ tích cực hỗ trợ về sinh kế, xây dựng nhà ở và các chương trình hỗ trợ thiết thực khác đến cuối năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Pleiku giảm còn 0,12%, vượt 0,04% so với chỉ tiêu giảm nghèo năm 2024 mà UBND tỉnh giao (kế hoạch giao 0,16%).

Sau khi được hỗ trợ làm nhà, gia đình anh Đàm Văn Kim (thôn 4, xã Ia Vê) yên tâm phát triển kinh tế và đã thoát nghèo. Ảnh: L.N

Chư Prông hỗ trợ hộ nghèo an cư

(GLO)- Triển khai Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã xây dựng hàng trăm căn nhà giúp hộ nghèo “an cư lạc nghiệp”.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.