Chung tay giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê triển khai nhiều phong trào, hoạt động nhằm giúp đỡ các nạn nhân và gia đình có người thân chịu ảnh hưởng bởi chất độc da cam (CĐDC).

Huyện Chư Sê có trên 1.000 người bị phơi nhiễm CĐDC/dioxin, trong đó có trên 800 người hoạt động kháng chiến; 458 gia đình với gần 600 nạn nhân CĐDC; 70 gia đình có từ 2 đến 6 nạn nhân còn sống; nạn nhân thế hệ thứ 2 là 106 người; nạn nhân thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4 (cháu nội, ngoại của người hoạt động kháng chiến và dân thường) là 117 người; nạn nhân CĐDC bị dị dạng, dị tật đặc biệt nặng, không tự sinh hoạt được, phải có người chăm sóc thường xuyên tại gia đình là gần 200 người, trong đó có 150 người đang hưởng trợ cấp chất độc hóa học.

Lãnh đạo Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin xã Hbông tặng quà cho gia đình nạn nhân da cam. Ảnh: K.P

Lãnh đạo Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin xã Hbông tặng quà cho gia đình nạn nhân da cam. Ảnh: K.P

Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện-cho biết: Trong nhiệm kỳ trước, Hội đã tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện vận động các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ “Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân CĐDC” được hơn 4,8 tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần so với nhiệm kỳ trước. Trong đó, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện vận động được trên 3,7 tỷ đồng; các xã, thị trấn được hơn 1 tỷ đồng. Đáng chú ý, vận động ngoài địa bàn huyện được hơn 2,3 tỷ đồng, chiếm 48% tổng số, gấp gần 5 lần chỉ tiêu vận động ngoài địa bàn do Trung ương Hội đề ra (10% năm).

Ông Hà Văn Kính (xã Hbông, thương binh, có 2 con bị khuyết tật) chia sẻ: “Vừa rồi, gia đình được Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng lại ngôi nhà. Ngoài ra, Hội cũng thường xuyên đến thăm, tặng quà cho gia đình vào các ngày lễ, Tết. Gia đình tôi rất mừng và sẽ cố gắng vươn lên trong cuộc sống”.

Ông Phạm Minh Hùng-Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin xã Hbông-cho hay: Trên địa bàn xã có 33 người bị phơi nhiễm chất độc hóa học, trong đó, 3 nạn nhân là người tham gia kháng chiến, 30 nạn nhân là dân thường, nạn nhân bị dị dạng dị tật bẩm sinh, 25 người mắc bệnh hiểm nghèo phải có người chăm sóc thường xuyên. Đa phần các gia đình nạn nhân làm nông nghiệp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. “Cùng với việc tổ chức thăm hỏi và tặng quà, Hội đã tiến hành khảo sát để nắm bắt tình hình thực tế. Thông qua việc khảo sát đã đề nghị Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng thường xuyên tại gia đình 12 nạn nhân thế hệ thứ 2, thứ 3 với mức hỗ trợ là 400.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra, Hội còn hỗ trợ bò sinh sản cho 3 hộ với kinh phí 45 triệu đồng; xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 4 gia đình với tổng số 320 triệu đồng”-ông Hùng cho hay.

Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê (bìa phải) tặng quà cho gia đình nạn nhân da cam. Ảnh: Khánh Phong

Ông Nguyễn Xuân Thủy-Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Chư Sê (bìa phải) tặng quà cho gia đình nạn nhân da cam. Ảnh: Khánh Phong

Không chỉ chú trọng giúp đỡ hội viên về đời sống vật chất, động viên về tinh thần, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Chư Sê còn phối hợp với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị giám định người phơi nhiễm CĐDC để được hưởng chế độ chính sách.

Chủ tịch Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin huyện Chư Sê cho biết thêm: Thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các biện pháp củng cố tổ chức Hội, triển khai thực hiện đầy đủ các chính sách đối với nạn nhân nhiễm CĐDC/dioxin. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền để lan tỏa lòng nhân ái, vận động các đơn vị, nhà hảo tâm chung tay chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Đặc biệt, Hội sẽ thường xuyên sâu sát nắm bắt từng hoàn cảnh, từng gia đình nạn nhân để xây dựng kế hoạch giúp đỡ phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

Mô hình gắn kết hộ: Thiết thực, nhân văn

(GLO)- Năm 2006, Binh đoàn 15 bắt đầu triển khai thực hiện mô hình “gắn kết hộ” giữa hộ công nhân người Kinh và hộ công nhân người dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh trên địa bàn biên giới.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

Kông Chro: Cộng đồng và hộ gia đình tích cực quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Thời gian qua, huyện Kông Chro đẩy mạnh giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, bảo vệ. Nhờ đó, huyện từng bước nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân sống gần rừng, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Chiến trường xưa lưu dấu

Chiến trường xưa lưu dấu

(GLO)- Ngày 18-4, đoàn cựu chiến binh Ban Liên lạc truyền thông Đại đoàn Đồng Bằng (Sư đoàn 320, Quân đoàn 3) trong chuyến về thăm chiến trường xưa đã tổ chức dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ Đức Cơ và Nhà bia chiến thắng Chư Bồ-Đức Cơ.
Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.