Chủ tịch Quốc hội: Ngành TT&TT phải vừa là người tiên phong vừa là người kết nối

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 27-8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam 28-8-1945 - 28-8-2016.
 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý ngành Thông tin và Truyền thông quản lý cần theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các loại hình truyền thông xã hội; thúc đẩy lĩnh vực bưu chính, viễn thông, internet, tần số vô tuyến điện phát triển; đồng thời tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng.

Với phương châm coi “thông tin liên lạc là dây thần kinh, là mạch máu của con người”, coi “cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén”, trong suốt các cuộc kháng chiến, cũng như trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, các thế hệ cán bộ, công chức và người lao động ngành Thông tin và Truyền thông đã không tiếc xương máu để giữ vững mạch máu thông tin, đảm bảo vận chuyển công văn, tài liệu được an toàn,

Trong 30 năm đổi mới đất nước, ngành Thông tin và Truyền thông đã trở thành ngành tiên phong thực hiện đường lối đổi mới một cách sáng tạo với quyết sách “Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, số hóa, đa dịch vụ”.

Cho đến nay, cả nước có 859 cơ quan báo, tạp chí in; 126 cơ quan báo, tạp chí điện tử; 76 đài phát thanh truyền hình và 32 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với khoảng 180 kênh chương trình phát thanh truyền hình quảng bá; 18.000 nhà báo được cấp thẻ... Tổng doanh thu các doanh nghiệp viễn thông năm 2015 đạt hơn 526.000 tỷ đồng, nộp ngân sách hơn 48.000 tỷ đồng; tổng doanh thu công nghệ thông tin đạt hơn 20 tỷ USD.

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, với chiến lược “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”, trong thời gian tới, ngành thông tin truyền thông có 5 nhiệm vụ quan trọng như: phát triển báo chí đi đôi với việc quản lí tốt hệ thống báo chí; phát triển hoạt động xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đáp ứng nhu cầu về xuất bản phẩm của nhân dân; duy trì sự phát triển bền vững của các dịch vụ bưu chính chính truyền thống; đảm bảo thị trường viễn thông phát triển bền vững; huy động mọi nguồn lực và lợi thế của đất nước, chủ động tăng cường hợp tác quốc tế để ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, 71 năm đồng hành và phát triển cùng dân tộc, nhất là sau hơn 30 năm đất nước đổi mới, ngành Thông tin và Truyền thông đã không ngừng lớn mạnh toàn diện, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông và đặc biệt là công nghệ thông tin; trở thành một ngành: vững về chính trị, mạnh về kinh tế; có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, bắt kịp xu thế phát triển của thế giới; có tốc độ phát triển nhanh cả về quy mô, doanh thu và thị trường; có tỷ trọng đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước...

 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận tranh kỷ niệm từ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận tranh kỷ niệm từ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chúng ta đang sống trong môi trường số, sự phát triển vượt bậc trong khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đã và đang tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế- xã hội. Công nghiệp hóa cùng quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi lĩnh vực thông tin truyền thông cần tích cực, chủ động đổi mới, nắm bắt xu thế, làm chủ công nghệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa là người đi tiên phong vừa là người kết nối.

Nhất trí với những mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu của toàn ngành Thông tin và Truyền thông trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý một số lĩnh vực trọng tâm mà ngành Thông tin và Truyền thông cần làm tốt hơn trong thời gian tới như: tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các đạo luật mới được Quốc hội thông qua trong lĩnh vực thông tin, truyền thông như: Luật báo chí, Luật tiếp cận thông tin; Luật an toàn thông tin mạng… để đảo bảo pháp luật đi vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu quản lí của nhà nước cũng như bảo đảm cho công dân thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình theo đúng pháp luật.

Nâng cao hiệu quả quản lý để các cơ quan báo chí thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin. “Quản lý cần theo kịp sự phát triển nhanh chóng của các loại hình truyền thông xã hội. Đồng thời, coi trọng công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài. Đẩy mạnh thông tin cơ sở là công cụ hiệu quả trong tuyên truyền và chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở cơ sở”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ngành Thông tin và Truyền thông đặc biệt quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là nhiệm vụ ưu tiên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là nội dung quan trọng trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Đồng thời tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng cũng là nhiệm vụ với nhiều thách thức rất lớn trong giai đoạn hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội tin tưởng với truyền thống sáng tạo, trung thành, dũng cảm, tận tụy, nghĩa tình và đoàn kết trí tuệ đổi mới hội nhập và phát triển, hành động vì lợi ích của nhân dân, vì danh dự và niềm tự hào của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước, Quốc hội, đã và sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật để ngành Thông tin và Truyền thông thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cũng tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tương Vũ Đức Đam đã trao cờ thi đua của Chính phủ cho Bộ Thông tin và Truyền thông.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thực hiện ý nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bài viết của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn về thực hiện ý nguyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo Gia Lai trân trọng giới thiệu bài viết “Thực hiện ý nguyện của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và sự kỳ vọng của Nhân dân" của đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND (bìa phải) tặng quà cho gia đình bà Huỳnh Thị Bốn (tổ dân phố 7, thị trấn Phú Túc) là thân nhân liệt sĩ. Ảnh: Lê Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh thăm tặng quà gia đình chính sách ở Krông Pa

(GLO)- Sáng 24-7, Đoàn lãnh đạo tỉnh do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã đi thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại huyện Krông Pa nhân kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh-Liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2024).
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình ông Trần Quang Bảo (thôn Plei Ia Kơ Al, xã Ia Piar). Ảnh: Vũ Chi

Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Phú Thiện

(GLO)- Chiều 23-7, đoàn công tác do Phó Chủ tịch phụ trách UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Thanh Lịch làm trưởng đoàn đến thăm, tặng quà 5 gia đình chính sách, người có công với cách mạng tiêu biểu tại huyện Phú Thiện nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).
Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Chư Păh

Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy thăm, tặng quà gia đình chính sách huyện Chư Păh

(GLO)-Chiều 23-7, đoàn công tác do đồng chí Thái Thanh Bình-Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà cho 5 gia đình chính sách, người có công tiêu biểu tại huyện Chư Păh nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024).