Chư Sê phát triển lực lượng thanh-thiếu niên chữ thập đỏ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Thời gian qua, hoạt động nhân đạo, từ thiện trên địa bàn huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) ngày càng đi vào chiều sâu, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của lực lượng thanh-thiếu niên chữ thập đỏ (CTĐ).

Trường THPT Trường Chinh là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác thanh-thiếu niên CTĐ của huyện Chư Sê. Hoạt động nhân đạo, từ thiện trong nhà trường từng bước được đổi mới, gắn liền với các phần việc cụ thể như thăm hỏi, tặng sách vở, đồ dùng học tập… cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Những hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách cho các em học sinh. Em Mai Thị Thu Diệu (lớp 12A1, Trường THPT Trường Chinh) chia sẻ: “Em là thành viên trong lực lượng CTĐ nòng cốt của nhà trường. Chúng em luôn tích cực đi đầu trong việc tổ chức thăm hỏi, động viên các trường hợp gặp rủi ro, hoạn nạn; quyên góp quần áo, sách vở cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn; hiến máu nhân đạo… Cùng với đó, tuyên truyền nâng cao kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu, kỹ năng phòng tránh đuối nước, tai nạn thương tích, an toàn giao thông cho các bạn”.

Cô Trần Thị Thủy-Phó Chủ tịch Hội CTĐ Trường THPT Trường Chinh-cho biết: Trường thành lập đội CTĐ nòng cốt gồm 12 thành viên. Đây là những “đầu tàu” năng nổ, nhiệt huyết và có tinh thần vì cộng đồng rất cao. Hội CTĐ nhà trường phối hợp với tổ chức Đoàn, Đội thường xuyên tập huấn cho đội ngũ cán bộ các câu lạc bộ, đội thanh-thiếu niên về kỹ năng sơ cấp cứu, kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể, vận động xây dựng quỹ, tổ chức sự kiện, tình nguyện viên... Năm học vừa qua, cán bộ, giáo viên và học sinh nhà trường tham gia hiến máu nhân đạo với 12 lượt; đóng góp trợ giúp xây dựng nhà tình nghĩa; tặng 40 bàn học, đèn học và 1 tủ sách cho làng Hăng Ring (thị trấn Chư Sê); kết nối tài trợ 8 triệu đồng học bổng đọc sách cho học sinh Trường THCS Chu Văn An… Đặc biệt, trong 3 năm qua, Hội cùng các đoàn thể nhà trường đã huy động nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí sửa chữa khu nhà nội trú, tạo điều kiện thuận lợi cho gần 100 em học sinh người dân tộc thiểu số ở xa trường, hoàn cảnh khó khăn được ở lại và yên tập học tập.

Trường THPT Trường Chinh (thị trấn Chư Sê) tặng quà cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Mai Ka

Trường THPT Trường Chinh (thị trấn Chư Sê) tặng quà cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Mai Ka

Tại Trường THPT Trần Cao Vân, Hội CTĐ đã tổ chức tuyên truyền lồng ghép trong buổi chào cờ đầu tuần hay trên Zalo của trường về truyền thống “tương thân tương ái”, về phòng-chống tai nạn thương tích… “Đây là một cách làm tạo hiệu ứng tốt để nhà trường thuận lợi hơn trong tổ chức các phong trào, hoạt động giáo dục lòng nhân ái, yêu thương, biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Hội CTĐ nhà trường cũng đã triển khai phong trào “Giúp bạn đến trường”, “Nuôi heo đất” khá hiệu quả”- cô Lê Thị Hằng-Chủ tịch Hội CTĐ nhà trường-cho biết.

Ngoài các trường học, lực lượng thanh-thiếu niên CTĐ ở cộng đồng dân cư cũng phát huy vai trò xung kích trong hoạt động nhân đạo. Từ khi xuất ngũ trở về địa phương vào năm 2019, anh Phạm Thành Vinh (thôn Hồ Nước, thị trấn Chư Sê) luôn gương mẫu trong các hoạt động, phong trào do Đoàn thị trấn phát động. Đặc biệt, anh đã kết nối nhiều nhóm thiện nguyện để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn. Ngoài ra, anh Vinh còn tham gia Đội sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông huyện, Câu lạc bộ Máu nóng huyện Chư Sê. “Tôi đã 8 lần tham gia hiến máu cứu người. Đặc biệt, tôi cũng đã 3 lần tham gia hiến tiểu cầu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Ngoài việc cùng đoàn viên, thanh niên kết nối kêu gọi các hoạt động thiện nguyện, tôi còn tích cực tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng sơ cấp cứu tại cộng đồng. Tôi muốn lan tỏa những phần việc có ích và hiệu quả cho xã hội”-anh Vinh cho hay.

Anh Đỗ Lê Công Thành-Bí thư Đoàn thị trấn Chư Sê-cho biết: Hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, lực lượng đoàn viên, thanh niên thị trấn đã xây dựng danh sách các địa chỉ nhân đạo trên địa bàn, kết nối với các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ. Ngoài ra, chúng tôi cũng xây dựng các mô hình, tổ chức các đợt vận động bằng hình thức phù hợp nhằm tạo nguồn ủng hộ cho các địa chỉ nhân đạo; tổ chức tuyên dương những điển hình thanh niên hoạt động tốt phong trào CTĐ; khen thưởng thanh niên có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu và phong trào vận động ủng hộ nhân đạo. Sau 5 năm thành lập, Đội Thanh niên tình nguyện sơ cứu, ứng cứu nhanh tai nạn giao thông với 9 thành viên của Đoàn thị trấn đã giúp cho nhiều trường hợp được sơ cấp cứu kịp thời.

Anh Phạm Thành Vinh (bìa trái, thôn Hồ Nước, thị trấn Chư Sê) được tập huấn về kỹ năng sơ cứu ban đầu trong tai nạn thương tích. Ảnh: M.K

Anh Phạm Thành Vinh (bìa trái, thôn Hồ Nước, thị trấn Chư Sê) được tập huấn về kỹ năng sơ cứu ban đầu trong tai nạn thương tích. Ảnh: M.K

Hiện nay, huyện Chư Sê có 22 hội CTĐ với 108 chi hội và 2.264 hội viên. Trong đó, có 1.600 hội viên thanh niên, 2.128 thiếu niên. Thời gian qua, công tác CTĐ trong lực lượng thanh-thiếu niên đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc giáo dục ý thức, hoàn thiện nhân cách cũng như kỹ năng sống cho lớp người trẻ. Đây còn là “cầu nối” những tấm lòng thiện nguyện với những người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần xây dựng nếp sống đẹp, lối ứng xử văn minh. Trong phong trào “Tết nhân ái” năm 2023, các đơn vị CTĐ trường học đã trao 374 suất quà cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 108 triệu đồng.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Phấn Tiến-Chủ tịch Hội CTĐ huyện Chư Sê-thông tin: “Cùng với các hoạt động thiện nguyện, hội CTĐ các cấp phối hợp cùng ngành Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên thường xuyên đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe, hiến máu tình nguyện; tổ chức tập huấn công tác sơ cấp cứu cho hội viên CTĐ xung kích để giúp các em tự bảo vệ mình và giúp đỡ những người xung quanh khi có tai nạn xảy ra. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh các đợt vận động thiện nguyện bằng những hình thức phù hợp với khả năng của thanh-thiếu niên. Đồng thời, lồng ghép, tuyên truyền an toàn giao thông, tai nạn thương tích qua việc hướng dẫn trực tiếp do nhân viên y tế phụ trách và qua chương trình chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần, qua mạng xã hội”.

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

Chung tay hỗ trợ làng đặc biệt khó khăn Plei Hlốp

(GLO)- Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 5-12-2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về tăng cường công tác kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số, Sở Giao thông-Vận tải (GT-VT) vừa tổ chức kết nghĩa với làng Plei Hlốp.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.