Chư Pưh tạo động lực giúp người dân thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nguồn vốn của Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp (Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025), huyện Chư Pưh đã triển khai các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo liên kết sản xuất để từng bước vươn lên thoát nghèo.

chu-puh-tao-dong-luc-giup-nguoi-dan-thoat-ngheo-bg-5273-2948.jpg
Ông Ksor Đek (làng Tong Will, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) chăm sóc con bò sinh sản được Nhà nước hỗ trợ. Ảnh: N.D

Từ năm 2023 đến nay, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pưh phối hợp với các xã, thị trấn tiến hành rà soát, xây dựng phương án hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nguồn vốn của Tiểu dự án 1-Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vững nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Từ nguồn vốn 987 triệu đồng, năm 2023, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã xây dựng 6 dự án cho các tổ cộng đồng tại 5 xã gồm: Ia Blứ, Ia Hla, Ia Le, Ia Rong và Ia Hrú. Trong đó, 3 dự án trồng dâu nuôi tằm và 3 dự án hỗ trợ bò sinh sản với 66 hộ nghèo, cận nghèo được thụ hưởng.

Năm 2024, đơn vị thực hiện 6 dự án hỗ trợ bò sinh sản cho 65 hộ nghèo, cận nghèo với nguồn vốn hơn 1 tỷ đồng trên địa bàn thị trấn Nhơn Hòa và các xã: Ia Phang, Chư Don, Ia Blứ.

Ông Ksor Đek (làng Tong Will, thị trấn Nhơn Hòa) cho hay: Ông thường xuyên đau bệnh nên cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào số tiền làm thuê hàng ngày của vợ. Vừa rồi, gia đình ông được hỗ trợ 1 con bò sinh sản. Đây là nguồn sinh kế để gia đình nâng cao thu nhập trong những năm tới.

Tương tự, gia đình ông Rmah Kin (cùng làng Tong Will) cũng thuộc diện hộ nghèo và gặp nhiều khó khăn do thiếu đất sản xuất, thu nhập chủ yếu dựa vào việc làm thuê hàng ngày.

Ông Rmah Kin cho biết: “Vừa rồi, gia đình tôi được chính quyền hỗ trợ 1 con bò sinh sản làm sinh kế. Tôi cố gắng chăm sóc bò thật tốt để sớm vươn lên thoát nghèo”.

2nd-8832-8158.jpg
Trục đường chính vào làng Tong Will ( thị trấn Nhơn Hòa). Ảnh: N.D

Ông Nguyễn Công Trình-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pưh-thông tin: Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, ngay từ khi triển khai Tiểu dự án 1-Dự án 3, Trung tâm phối hợp với các xã, thị trấn và các tổ cộng đồng điều tra, khảo sát nhu cầu thực tế cần giảm nghèo theo sự lựa chọn về cây trồng, vật nuôi của những hộ được thụ hưởng.

Bên cạnh đó, phối hợp với Hội Nông dân các xã, thị trấn thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi các dự án hỗ trợ triển khai. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho các tổ cộng đồng tham gia dự án giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, đến thời điểm này, việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 trên địa bàn huyện đạt kết quả khả quan.

Theo ông Nguyễn Công Trình, quá trình thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 cũng gặp không ít những khó khăn do hoạt động của các tổ cộng đồng còn hạn chế. Thủ tục lập kế hoạch, thuyết minh cung cấp giống cây trồng, vật nuôi còn phức tạp nên người dân rất khó thực hiện theo đúng quy trình.

Để chương trình phát huy hiệu quả, thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn thường xuyên tuyên truyền giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, vươn lên phát triển kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.