Chư Pưh: Nông dân chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chư Pưh, tình trạng hồ tiêu bị chết do dịch bệnh, giá lại “lao dốc” khiến nhiều nông dân lâm vào cảnh khó khăn. Trước thực tế đó, để phát triển kinh tế, nhiều hộ đã tích cực chuyển đổi diện tích trồng hồ tiêu sang trồng cây ăn trái.

Đầu tháng 3 vừa qua, UBND huyện Chư Pưh đã có buổi làm việc với các ngành liên quan của huyện, UBND các xã, thị trấn và đại diện Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao về phát triển vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến rau củ quả của công ty này và liên kiết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, trên 150 hộ dân ở 7 xã, thị trấn đã đăng ký trồng chanh dây cung cấp cho Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao với tổng diện tích trên 107 ha. Những diện tích được chuyển đổi để trồng chanh dây chủ yếu là đất trồng hồ tiêu bị chết và một phần đất trồng hoa màu không hiệu quả.

 

Người dân trồng chanh dây trong vườn hồ tiêu. Ảnh: L.N
Người dân trồng chanh dây trong vườn hồ tiêu. Ảnh: L.N

Để triển khai dự án, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn thành lập các tổ hợp tác. Đến nay, các xã, thị trấn đã thành lập được 11 tổ hợp tác, hợp tác xã để đại diện cho nông dân ký kết hợp đồng với Công ty về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Ông Huỳnh Văn Ánh-Phó Giám đốc Hợp tác xã Nông-Lâm nghiệp Ia Hrú, cho biết: “Cây hồ tiêu bị chết nên cũng muốn chuyển đổi cây trồng nhưng bà con chưa biết chuyển qua cây trồng nào. Giờ thấy Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao đầu tư vùng nguyên liệu ở địa phương nên các xã viên Hợp tác xã đã ký kết với Công ty để sản xuất chanh dây. Trước mắt, phía Công ty cam kết với người dân sẽ cho mượn giống để trồng và thu lại dần khi thu hoạch. Đồng thời, Công ty cam kết sẽ bao tiêu sản phẩm cho bà con với giá tối thiểu là 6 ngàn đồng/kg chanh xô, còn với chanh loại 1 được thu mua theo giá thị trường. Thời gian tới, nếu mô hình này hiệu quả, chúng tôi sẽ mở rộng thêm diện tích”.

Tương tự, xã Ia Rong cũng đã thành lập được 2 tổ hợp tác để tập hợp người dân liên kết với Công ty trong việc sản xuất chanh dây. Chị Huỳnh Thị Thu Hà-Tổ trưởng Tổ hợp tác thôn Khô Roa (xã Ia Rong), cho biết: “Hồ tiêu chết hết, người dân cũng không trồng lại nữa nên đất bỏ không. Giờ các hộ tận dụng trụ hồ tiêu để làm giàn trồng chanh dây. Gia đình tôi cũng đăng ký trồng thử hơn 4 sào. Chúng tôi hy vọng khi đầu ra ổn định sẽ giúp người dân có thu nhập ổn định, chứ cứ bám vào cây hồ tiêu như hiện nay thì chỉ lỗ vốn”.

Bên cạnh việc ký hợp đồng trồng chanh dây với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao, thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Chư Pưh cũng đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng hồ tiêu sang trồng các loại cây khác như: cà phê, điều và nhiều loại cây ăn trái với hình thức trồng xen canh hoặc trồng thuần để tăng thu nhập. Theo thống kê, trên địa bàn huyện Chư Pưh hiện có hơn 265 ha cây ăn trái, như: bơ, xoài, mít, sầu riêng, chuối… Ông Nguyễn Long Khánh-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, cho biết: Hiện nay, trồng cây ăn trái cho thu nhập cao hơn so với hồ tiêu. Huyện cũng khuyến khích người dân trồng xen cây ăn trái vào vườn hồ tiêu, cà phê.

Qua đánh giá, chúng tôi thấy cây ăn trái phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương nên phát triển rất tốt. Vì vậy, người dân đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phá vỡ thế độc canh cây hồ tiêu để đem lại thu nhập cao hơn và ổn định. Tuy nhiên, đối với cây ăn trái, người dân chủ yếu trồng tự phát, khi thu hoạch thì bán cho các thương lái hoặc ở các chợ xã, thị trấn. Huyện đã chủ động làm việc với Công ty cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao để liên kết với nông dân trồng và bao tiêu sản phẩm một số cây ăn trái như: chanh dây, chuối, dứa, măng...

“Để Chư Pưh phát triển thành vùng cây ăn trái ổn định, chúng tôi kiến nghị Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai công tác quy hoạch vùng và có cơ chế kiểm soát theo hướng bền vững. Huyện cũng đã đề xuất quy hoạch diện tích trồng cây ăn trái toàn huyện đến năm 2020 khoảng 550 ha. Đồng thời, quy hoạch và có chính sách đầu tư phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao sản xuất các loại giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là cây ăn trái để cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng, sạch bệnh đưa vào sản xuất. Việc một số diện tích hồ tiêu bị sâu bệnh hại, đất bị nhiễm bệnh không thể tái canh thì biện pháp chuyển đổi sang trồng cây ăn trái cũng là hướng đi mới, giúp nông dân phát triển nông nghiệp bền vững”-ông Nguyễn Long Khánh cho biết thêm.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Hai đơn vị 'truy' chất cấm trong sầu riêng

Việc "bắt tay" giữa Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên (Wasi) và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk nghiên cứu diễn ra trong bối cảnh ngành hàng sầu riêng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là việc kiểm soát chất lượng, dịch hại và các chất hoá học tồn dư trong quả sầu riêng.

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

Ngành Thuế khai thác triệt để nguồn thu còn dư địa

(GLO)- Trong 4 tháng đầu năm, nguồn thu nội địa trên địa bàn tỉnh Gia Lai đạt 2.510 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Để tạo động lực tăng trưởng nguồn thu ngân sách, cơ quan thuế vừa đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, vừa chủ động rà soát, khai thác các nguồn thu còn dư địa.

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

Gia Lai khẩn trương sắp xếp, xử lý tài sản công

(GLO)- Với tinh thần vừa làm, vừa rà soát, điều chỉnh bổ sung, Sở Tài chính tỉnh Gia Lai chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, xử lý tài sản công.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).