Chư Pưh đề nghị giao gần 2.320 ha đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng về địa phương quản lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Qua kết quả rà soát diện tích đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn quản lý trên địa bàn huyện, UBND huyện Chư Pưh đề nghị thu hồi gần 2.320 ha đất giao lại cho địa phương quản lý và sử dụng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh Nguyễn Minh Tứ vừa ký Công văn số 813/UBND-NL gửi Sở Nông nghiệp và PTNT để xin ý kiến về diện tích đất Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn quản lý đã đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 527/QĐ-UBND của UBND tỉnh để bàn giao về cho địa phương quản lý.

Hàng ngàn ha đất nông nghiệp do người dân Ia Blứ và Ia Hla khai hoang, sản xuất từ lâu nhưng không thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: Quang Tấn

Hàng ngàn ha đất nông nghiệp do người dân Ia Blứ và Ia Hla khai hoang, sản xuất từ lâu nhưng không thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ảnh: Quang Tấn

Cụ thể, tổng diện tích đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng do Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn đang quản lý trên địa bàn huyện là 3.160,35 ha. Qua kết quả rà soát, UBND huyện đề xuất thu hồi 2.319,88 ha giao lại cho địa phương quản lý và sử dụng.

Trong đó, địa giới hành chính thuộc xã Ia Hla 742,66 ha, tại các tiểu khu: 1086A, 1090, 1902, 1094, 1095, 1096, 1098; địa giới hành chính thuộc xã Ia Blứ 1.577,22 ha, tại các tiểu khu: 1119, 1121, 1124, 1129B, 1130, 1131, 1137, 1138B, 1142, 1143.

Hiện trạng đất dự kiến bàn giao về địa phương quản lý, gồm: 2.227,2 ha đất sản xuất nông nghiệp; 25,27 ha đất mặt nước; 57,78 ha đất có rừng trồng khác (cây điều, cao su do người dân tự bỏ vốn trồng); 9,63 ha đất khác.

Ủy ban nhân dân huyện Chư Pưh đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, có ý kiến về diện tích đất Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn quản lý đã đưa ra ngoài quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định 527/QĐ-UBND của UBND tỉnh, bàn giao về cho địa phương quản lý, sử dụng trước ngày 30-7-2023 để UBND huyện hoàn thiện hồ sơ, trình UBND tỉnh thu hồi theo quy định.

Trước đó, Báo Gia Lai có bài "Chư Pưh tháo gỡ vướng mắc liên quan đến quyền sử dụng đất", phản ánh thực trạng hàng ngàn ha đất nông nghiệp thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Phú Nhơn đã được người dân khai hoang, sản xuất suốt mấy chục năm qua nhưng không thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Có thể bạn quan tâm

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

null