"Chợ lao động" ngày cuối năm vắng khách

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhìn dòng người hối hả, ngược xuôi mua sắm Tết, nhiều lao động tự do ở “chợ lao động” tại khu vực công viên Nguyễn Viết Xuân (TP. Pleiku) không khỏi chạnh lòng khi chờ hoài không thấy khách hỏi thuê.

Từ lâu, khu vực công viên Nguyễn Viết Xuân được biết đến với tên gọi “chợ lao động” khi hàng ngày có người tập trung về đây để chờ việc. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên lao động tự do ngày càng khan hiếm việc.

Anh Vĩ (làng Guah, xã Chư Á, TP. Pleiku) thở dài chia sẻ: Anh có hơn 10 năm tham gia chợ lao động. Hai vợ chồng không nghề nghiệp, cũng không có ruộng vườn để sản xuất nên ai thuê gì làm nấy. Vợ thì đi làm cỏ thuê, hái cà phê, hái tiêu, còn anh thì đến đây chờ đợi người đến thuê. “Mình có mặt ở đây từ 7 giờ sáng các ngày trong tuần, trừ chủ nhật. Gần Tết, mình đến sớm hơn hy vọng có người tìm thuê dọn nhà, đào cây nhưng năm nay ít việc quá”-anh Vĩ rầu rĩ nói.

 Anh Vĩ và anh Honda mong muốn tìm kiếm việc làm chiều cuối năm. Ảnh: Anh Huy
Hai anh Vĩ và Honda ngồi chờ từ sáng đến trưa nhưng vẫn không kiếm được việc làm. Ảnh: Anh Huy


Cũng như anh Vĩ, những ngày cuối năm, hầu hết lao động có mặt tại khu vực công viên Nguyễn Viết Xuân đều có mặt sớm hơn thường lệ. Ai cũng mong muốn có thêm việc, thêm thu nhập để phụ giúp gia đình mua sắm, chuẩn bị Tết. Nhưng rồi, đứng ngồi cả buổi cũng không có ai đến tìm thuê, nhiều người lặng lẽ ra về.

Gần hết buổi sáng, anh Honda (cùng làng Guah) cũng hết đứng lại ngồi vì… ế khách. Thỉnh thoảng, anh đi vào bên trong công viên tập thể dục cho đỡ mỏi rồi tiếp tục chờ đợi. Hơn 11 giờ trưa, nắng rọi trên đỉnh đầu vẫn không có chút hy vọng, anh đành cột dụng cụ lao động lên xe máy để về nhà. Anh Honda cho hay: “Người ta thường tìm thuê lao động vào buổi sáng, trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 10 giờ. Trưa và chiều không có ai thuê hết nên nhiều người về trước rồi, mấy anh em mình nán lại nhưng cũng không có ai thuê”.

Chỉ vào 3 người đàn ông đang cột dụng cụ lao động phía sau xe máy, anh Honda cho biết, họ ở cùng làng. Vì vậy, mỗi khi nhận việc, các anh làm cùng nhau và chia đều thu nhập. “Thời gian trước, việc nhiều, mỗi tháng chúng tôi làm khoảng 20 ngày, thu nhập khoảng 180-200 ngàn đồng/ngày. Việc ngày Tết thì thường là dọn nhà, sơn sửa cổng, hàng rào…; ngoài tiền công, mình còn được chủ nhà lì xì. Còn năm nay, 2-3 ngày không có người đến tìm thuê”-anh Honda trải lòng.

… Rời khu vực đứng chờ quen thuộc ở “chợ lao động”, nhiều người trở về nhà với nét mặt nặng trĩu lo âu. Hẳn mỗi người đều đang chờ đợi vào một năm mới với nhiều điều tốt đẹp, nhất là sẽ có nhiều việc làm để cải thiện cuộc sống, thu nhập.

 

ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.