Cho cây dây bò "chung nhà" với cây thân đứng, cây dây bán trái, cây đứng bán ngọn, nông dân Bình Định thu 400-550 ngàn/ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với mô hình trồng cây cóc lấy ngọn non xen canh cây bí đỏ đã giúp gia đình anh Nguyễn Bảo Toàn (thôn Long Hòa, xã An Hòa, huyện An Lão, tỉnh Bình Định) có thêm nguồn thu nhập ổn định mỗi ngày, đời sống kinh tế ngày càng nâng cao.

Đầu năm 2021, anh Nguyễn Bảo Toàn mua 100 cây cóc Thái trồng lấy ngọn non, lá non xen canh với bí đỏ.

Sau hơn nửa năm chăm sóc, cây cóc Thái bắt đầu ra lá, ngọn sum suê, và gần 4 tháng qua, ngày nào cũng cho thu hoạch trên dưới 15 kg ngọn non, lá cóc non để bán cho các nhà hàng tại Thành phồ Quy Nhơn và 20 kg bí đỏ cung cấp cho các thương lái bán rau tại địa phương.

Lá, ngọn cóc Thái giá bán 20.000 – 25.000 đồng/kg, trái bí đỏ bán giá 5.000 đồng/kg đã giúp gia đình anh có thu nhập đều đặn mỗi ngày từ 400.000 – 550.000 đồng.


 

Gia đình anh Nguyễn Bảo Toàn có thêm thu nhập từ mô hình trồng cây cóc Thái lấy ngọn non xen canh cây bí đỏ tại (thôn Long Hòa, xã An Hòa, huyện An Lão, tỉnh Bình Định).
Gia đình anh Nguyễn Bảo Toàn có thêm thu nhập từ mô hình trồng cây cóc Thái lấy ngọn non xen canh cây bí đỏ tại (thôn Long Hòa, xã An Hòa, huyện An Lão, tỉnh Bình Định).


Để tăng hiệu quả cây trồng, anh Toàn sử dụng giống cóc Thái dễ trồng, ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc cũng như dễ thu hoạch.

Mỗi cây cóc Thái chỉ cao từ 1 – 1,5m, tuy nhỏ, nhưng tàn nhánh sum suê, ngọn, lá ra quanh năm. Bí đỏ xen canh là giống bí hồ lô, sau 3 tháng là có thể cho thu hoạch trái.

Cây cóc Thái lấy ngọn được trồng xen canh với bí đỏ dễ thích nghi với nhiều loại đất và cũng không đòi hỏi kỹ thuật trồng quá cao như các loại cây trồng khác như cam, quýt, xoài, bưởi… mặc dù trồng xen canh nhưng cây vẫn phát triển tốt, cho thu hoạch trong thời gian dài.

Anh Toàn chia sẻ: “Do không có đất, nên tôi phải thuê 4 sào đất ruộng để cải tạo trồng hơn 100 cây cóc Thái lấy ngọn, lá. Do cây cóc lấy ngọn, lá có tán rộng, khoảng cách từ cây này sang cây khác từ 2- 3m, nên tôi tranh thủ trồng xen canh với bí đỏ..."

Theo anh Toàn, trồng cóc Thái xen canh bí đỏ là mô hình mới ở địa phương, nhưng đã giúp gia đình anh có được nguồn thu nhập ổn định.

Sắp tới, anh Toàn tiếp tục tận dụng đất trống xung quanh nhà và thuê thêm đất để loại bỏ những loại cây trồng không hiệu quả, đầu tư trồng cóc Thái lấy ngọn và lá để tạo thu nhập bền vững hơn.  

Với sự cần cù, biết nắm bắt thông tin, nhìn ra hướng đi đúng để phát triển kinh tế, anh Nguyễn Bảo Toàn đã biến diện tích đất trồng lúa không hiệu quả thành mô hình trồng xen canh giữa một cây thân bò và một cây thân đứng cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương một cách tích cực.


https://danviet.vn/trong-coc-thai-xen-canh-bi-do-cay-ban-la-cay-ban-trai-nong-dan-binh-dinh-kiem-550-ngan-ngay-2022050923075141.htm

Theo Diệp Thị Diệu (Hội Nông dân tỉnh Bình Định/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.