Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến tinh bột sắn Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 608/GPMT-UBND về việc cấp phép môi trường cho Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Việt Nam được thực ​hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của nhà máy chế biến tinh bột sắn Ia Pa (xã Pờ Tó, huyện Ia Pa).

Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ia Pa có diện tích hơn 463 m2 với công suất 200 tấn tinh bột/ngày. Đây là dự án có tiêu chí môi trường như dự án đầu tư thuộc nhóm I theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và có tiêu chí như dự án nhóm B (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công).

vung-nguyen-lieu-phuc-vu-cho-cac-nha-may-che-bien-tinh-bot-san-tren-dia-ban-tinh-anh-dt-7639.jpg
Vùng nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Ảnh: Đ.T

Nhà máy chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng; vận hành thường xuyên, liên tục, đúng quy trình các công trình xử lý chất thải bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung; quản lý chất thải theo quy định của pháp luật.

Công ty phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi chất ô nhiễm, tiếng ồn, độ rung không đạt yêu cầu cho phép. Đồng thời, phải báo cáo kịp thời về cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan chức năng ở địa phương nếu xảy ra các sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố khác dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Thời hạn của giấy phép là 7 năm.

Có thể bạn quan tâm

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

Người trồng hoa Tết thấp thỏm chờ giá tăng

(GLO)- Nhờ gieo trồng đúng mùa và chăm sóc tỉ mỉ, những bông lay ơn, huệ, vạn thọ, cúc... đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, giá bán chỉ bằng một nửa so với mọi năm, các nhà vườn ở đây đang thấp thỏm mong chờ bán được giá cao những ngày sát Tết.

Gia đình ông Nguyễn Văn Vinh (làng Ia Sa) đã vươn lên làm giàu nhờ trồng mía. Ảnh: Đ.Y

Nông dân Hbông làm giàu từ cây mía

(GLO)- 7 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Hbông (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã vươn lên làm giàu từ cây mía. Trong đó, nhiều hộ trồng mía có thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng mỗi năm.