Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho dự án nhà máy sản xuất giấy

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 330/GPMT-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho dự án Nhà máy sản xuất giấy các loại của Công ty cổ phần Đức Minh-Gia Lai (lô A7, Khu công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku).

Đây là dự án đầu tư nhóm II theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ; là dự án nhóm B phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công. Dự án có tổng diện tích 23.200 m2 với công suất 35.000 tấn giấy thành phẩm/năm.

Theo giấy phép, nhà máy sản xuất giấy chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng. Ảnh: Hà Duy
Theo giấy phép, nhà máy sản xuất giấy chỉ được phép thực hiện các nội dung cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng. Ảnh: Hà Duy

Theo giấy phép, nhà máy chỉ được phép thực hiện các nội dung đã được cấp phép sau khi đã hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tương ứng. Cụ thể, nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất sau xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đạt tiêu chuẩn nước thải đầu vào của Khu công nghiệp Trà Đa được đấu nối vào tuyến cống thu gom nước thải của Khu công nghiệp; lưu lượng xả nước thải lớn nhất là 282,45 m3 /ngày đêm; chế độ xả nước thải liên tục 24/24 giờ. Khí thải từ ống khói lò hơi của dự án là 12 tấn/giờ; lưu lượng xả khí tối đa 45.000 m3/h.

Hệ thống xử lý bụi, khí thải lò hơi được thiết kế đồng bộ, gắn liền với lò hơi, dự án sử dụng ống thép CT3, dày 4 mm để thu gom khí thải, bụi từ lò hơi về các công đoạn xử lý bụi, khí thải. Khu vực đặt dây chuyền sản xuất phải được bố trí hợp lý, cách ly với khu vực văn phòng và các dự án lân cận; trang bị dụng cụ bảo hộ chống ồn cho công nhân tại các công đoạn phát sinh tiếng ồn lớn; bố trí thời gian sản xuất, chế độ ca kíp hợp lý để tránh làm việc quá lâu trong khu vực có tiếng ồn cao; trồng cây xanh quanh các nhà xưởng tạo dải phân cách, hạn chế sự lan truyền tiếng ồn sang các khu vực lân cận.

Công ty phải báo cáo kịp thời về cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan chức năng ở địa phương nếu xảy ra các sự cố đối với các công trình xử lý chất thải, sự cố khác dẫn đến ô nhiễm môi trường. Thời hạn của giấy phép là 10 năm.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

An Khê chủ động phòng ngừa cháy nổ tại chợ

Phòng ngừa cháy nổ tại các chợ An Khê

(GLO)- Thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) có 12 chợ truyền thống. Thời điểm này, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, các ban quản lý chợ, chính quyền địa phương, lực lượng Công an chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ.