Gia Lai: Sản lượng chế biến tinh bột sắn tăng 21%

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong tháng 11 năm 2024, sản lượng chế biến tinh bột sắn của tỉnh Gia Lai đạt 40.900 tấn, nâng tổng sản lượng trong 11 tháng đạt 183.793 tấn, tăng 21% so với cùng kỳ.

mi.jpg
Gia Lai đang xây dựng các vùng sản xuất giống sắn sạch bệnh tại các vùng trồng sắn trọng điểm. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai hiện có khoảng 78.600 ha sắn, năng suất đạt 185,4 tạ/ha. Nhờ chú trọng xây dựng các vùng sản xuất giống sắn sạch bệnh tại các vùng trồng sắn trọng điểm và nhân rộng các mô hình canh tác sắn bền vững nên năng suất, chất lượng sắn được nâng lên. Hiện nay, vùng nguyên liệu gắn với 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn. Việc hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đã tạo điều kiện cho các nhà máy phát huy công suất, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp chế biến của tỉnh.

Ước sản lượng tinh bột sắn các nhà máy sản xuất trong năm 2024 đạt khoảng 226.274 tấn, đạt 84,75% kế hoạch, tăng 25,11% so với cùng kỳ. Năm 2025, các nhà máy đặt mục tiêu sản lượng chế biến tinh bột sắn đạt khoảng 245.000 tấn (tăng 8,3% so với ước thực hiện 2024).

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.