Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Sử học Nguyễn Thị Kim Vân: Sau 7 năm di tích được xếp hạng và gần 80 năm sự kiện đau thương này diễn ra, việc UBND tỉnh chủ trương bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, đề nghị xếp hạng cấp quốc gia là hết sức cần thiết nhằm phát huy giá trị di tích.

Nỗi đau tận cùng

Theo hồ sơ di tích, trong khoảng thời gian năm 1946 và những tháng đầu năm 1947, sau các trận phục kích, công đồn của bộ đội Việt Minh và hoạt động gây áp lực của lực lượng quần chúng trong vùng, binh sĩ Pháp tại các đồn ở An Khê điên cuồng càn quét, khủng bố trả thù, đặc biệt là đối với những khu vực chúng nghi ngờ đã ủng hộ Việt Minh, nuôi giấu bộ đội.

can-phat-huy-gia-tri-di-tich-bg.jpg
Ông Phan Duy Tiên đề xuất cần tôn tạo di tích “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947” cho xứng tầm. Ảnh: P.D

Các nhân chứng kể lại: Ngày 18-3-1947, binh sĩ Pháp càn vào làng Tân Lập. Tại đây, khi lục soát, phát hiện các dấu vết liên quan đến việc bộ đội từng đóng quân như: trại rạp, chỗ nấu ăn, nồi bung, nồi bảy (loại nồi đồng lớn), dây điện thoại... chúng liền đập phá tài sản, đốt nhà.

Cùng lúc, nhiều toán binh lính Pháp xộc vào từng nhà và bắt đầu tàn sát dân làng. Người già, trẻ em, phụ nữ có thai đều bị chúng giết không thương tiếc. Sau khi vơ vét của cải, lùa gia súc đi, giặc Pháp đốt làng. Gần 80 nóc nhà cùng bốc cháy, biến Tân Lập thành một biển lửa.

Cuộc thảm sát đã xóa sổ làng Tân Lập. Số người may mắn thoát chết sau đó cũng bỏ đi nơi khác sinh sống. Vì những lý do khác nhau, hàng chục năm trôi qua, vụ việc không còn được nhắc đến nhiều.

Ông Phan Duy Tiên-nguyên Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện An Khê (cũ) là người đầu tiên công bố thông tin về vụ thảm sát ở Tân Lập năm 1947.

Vào khoảng năm 1997, ông tình cờ biết đến vụ việc. Tuy nhiên, vì thời gian đã xóa mờ nhiều thứ, phải đến gần 7 năm sau, ông mới có được những thông tin đầu tiên từ các nhân chứng sống.

Chỉ riêng trong năm 2004, ông liên tiếp có 2 bài viết quan trọng nêu bật tội ác man rợ của thực dân Pháp và nỗi đau tận cùng của người dân làng Tân Lập xưa, gây được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Ngày 15-11-2016, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Kbang tổ chức hội thảo khoa học di tích “Vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”.

Hội thảo thống nhất: Vụ thảm sát tại làng Tân Lập là có thật và khi đó, nơi này từng có khoảng 74 nóc nhà, 368 người bị giết hại trong cuộc tàn sát của thực dân Pháp vào ngày 18-3-1947.

3quang-canh-hoi-thao.jpg
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: P.D

Sau hội thảo không lâu, năm 2017, di tích “Vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947” được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Thời điểm đó, địa điểm di tích thuộc thôn 1, xã Đak Hlơ, huyện Kbang; nay sáp nhập vào xã Kông Bơ La.

Di tích nằm cách trung tâm huyện khoảng 20 km, cách trung tâm TP. Pleiku khoảng 100 km. Giỗ chung cho các nạn nhân vụ thảm sát luôn được tổ chức trang trọng vào ngày 25-2 âm lịch hàng năm tại khu di tích.

Đề nghị xếp hạng di tích quốc gia

Tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân nêu một số thông tin đáng chú ý. Theo đó, thống kê của Wikipedia cho thấy, trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, có 12 cuộc thảm sát do quân đội Pháp gây ra trên đất nước ta. Trong số này, 5 cuộc có từ 300 người chết trở lên (chưa tính vụ Nhân dân làng Tân Lập do không được nguồn này nhắc đến).

“Đối với khu vực Tây Nguyên thì đây là vụ thảm sát lớn nhất trong lịch sử 30 năm chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược”-Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân khẳng định.

Do vậy, bà cho rằng việc đề nghị xếp hạng cấp quốc gia đối với di tích “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947” là cần thiết, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân địa phương, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đây cũng là cơ sở pháp lý để từ đó di tích được triển khai trùng tu, tôn tạo xứng tầm.

2suc-song-tren-vung-dat-chet-xua-kia.jpg
Sức sống trên vùng "đất chết" Tân Lập xưa kia . Ảnh: P.D

Liên quan đến việc tôn tạo di tích, ông Phan Duy Tiên đề xuất gắn biển chỉ dẫn đường vào; đầu tư mở rộng khu di tích, trồng thêm cây xanh, làm giếng nước, kéo điện thắp sáng; bố trí lao động hợp đồng làm vệ sinh, chăm sóc cây cảnh.

“Nếu có thể thì nên xây dựng tại đây 1 cụm tượng đài. Hàng năm, đến ngày giỗ chung số đồng bào bị giết hại cần tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để mọi người được biết rằng, trên mảnh đất này đã có hàng trăm đồng bào mình bị giặc Pháp tàn sát dã man”-ông Tiên nói.

Tại hội thảo, các nhân chứng, nhà khoa học đã đề nghị xác minh một số thông tin còn chưa thống nhất trong các tư liệu liên quan đến sự kiện như số người, số hộ bị tàn sát; diện tích khu di tích...

Ông Nguyễn Mạnh Cường-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang-cho biết: Tới đây, huyện sẽ chỉ đạo rà soát chính xác diện tích của khu di tích. Sau khi di tích được công nhận cấp quốc gia thì chắc chắn sẽ có sự đầu tư tương xứng.

Riêng về tên gọi của di tích, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Vân đề xuất chỉ nên gọi chung là “Vụ thảm sát Tân Lập năm 1947”, vì trong số các nạn nhân vụ thảm sát, ngoài người dân làng Tân Lập còn có 50 người từ nơi khác tản cư đến.

Các đại biểu cũng thống nhất đề nghị xếp hạng “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947” là di tích quốc gia nhằm phát huy giá trị di tích.

Ghi nhận và cảm ơn những ý kiến góp ý nhằm làm sáng tỏ bối cảnh sự kiện, nhân vật liên quan, ông Nguyễn Văn Hạnh-Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch-đề nghị những người thực hiện hồ sơ di tích tiếp thu, tổng hợp nhằm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ để trình UBND tỉnh xem xét, đề nghị Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch công nhận di tích cấp quốc gia như nguyện vọng chung.

“Những người nông dân Tân Lập năm xưa không còn nữa. Máu xương, làng mạc của bà con cũng đã hòa vào đất đai, núi rừng Kbang, Gia Lai, Tây Nguyên. Dù vậy, các giá trị nhân văn tỏa ra từ hành động gan góc của cộng đồng này vĩnh viễn đồng hành cùng quê hương.

Ở đâu có quân thù, ở đó đồng thời xuất hiện những người con ưu tú, sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình vì sự nghiệp chung của nước Việt. Đây chính là vẻ đẹp bất khuất của con người Việt Nam trước mọi kẻ thù”-trích hồ sơ di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

Gia Lai: Công bố 23 TTHC được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản

(GLO)- Ngày 5-5, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung ký ban hành Quyết định số 428/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 23 thủ tục hành chính (TTHC) được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Môi trường.

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Phú Thiện đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng, đời sống người dân từng bước được nâng cao.

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.