Các chốt tuần tra biên giới tích cực tăng gia sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ vừa quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, vừa phòng-chống dịch Covid-19, cán bộ, chiến sĩ bộ đội Biên phòng (BĐBP) và Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Gia Lai trên các chốt biên giới đã tích cực tăng gia sản xuất, góp phần cải thiện bữa ăn, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đại tá Trần Tiến Hải-Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh-cho biết: “Thời tiết, khí hậu ở khu vực biên giới vô cùng khắc nghiệt khiến cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ nơi đây gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần trách nhiệm, lực lượng BĐBP phối hợp với cán bộ tăng cường từ Bộ CHQS tỉnh đã bền bỉ bám trụ nơi tuyến đầu, kịp thời ngăn chặn các đối tượng nhập cảnh trái phép qua biên giới, tiềm ẩn nguy cơ mang mầm dịch vào nội địa. Sau giờ tuần tra, tranh thủ lúc nghỉ ngơi, anh em lại bắt tay cải tạo đất xung quanh khu vực chốt để tăng gia sản xuất, khắc phục thiếu thốn về thực phẩm. Với chủ trương nơi nào có bộ đội đóng quân thì nơi đó có tăng gia sản xuất, hiện nay, 100% các tổ, chốt của đơn vị đều có vườn rau, chuồng trại chăn nuôi gà, vịt, heo. Một số tổ, chốt còn tận dụng các ao hồ, suối để nuôi thêm cá”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng-chống dịch Covid-19 dọc tuyến biên giới dài trên 90 km, lại có nhiều đường mòn, lối mở, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã khảo sát và bố trí 27 chốt chặn cố định, 12 tổ cơ động, mỗi tổ, chốt có 5-7 cán bộ, chiến sĩ. Trong chuyến công tác mới đây, điều làm chúng tôi ấn tượng không chỉ bởi các chốt phòng-chống dịch có thêm những ngôi nhà mới khang trang được Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng mà còn là những vườn rau xanh mướt, những chuồng trại có rất nhiều vật nuôi. Đặc biệt, được nghe tiếng gà gáy trên vùng đất biên cương, chúng tôi thấy rất gần gũi, thân thương. Đây là minh chứng cho công tác tăng gia sản xuất hiệu quả tại các điểm chốt.
Thời gian gần đây, do ảnh hưởng bởi những cơn bão nối tiếp, nhiều đoạn đường ở khu vực biên giới bị chia cắt, giao thông đi lại khó khăn. Đóng quân dọc đường biên giới xa khu dân cư nên việc bộ đội đi mua lương thực, thực phẩm rất vất vả. Nhưng nhờ tích cực tăng gia sản xuất, cán bộ, chiến sĩ nơi đây vẫn đảm bảo chất lượng bữa ăn hàng ngày. Không những vậy, anh em còn dư rau củ, thực phẩm hỗ trợ cho bà con dân tộc thiểu số trên khu vực biên giới.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông) trồng rau trên chốt kiểm soát phòng-chống dịch. Ảnh: Lê Quang
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông) trồng rau trên chốt kiểm soát phòng-chống dịch. Ảnh: Lê Quang
Trung tá Lê Mạnh Lực-Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ia Lốp (huyện Chư Prông) chia sẻ: “Đơn vị quản lý gần 15 km đường biên giới với địa hình rừng núi, sông suối chia cắt, nhiều đường mòn, lối mở phức tạp. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi đã phân công một số cán bộ, chiến sĩ phối hợp với cán bộ tăng cường từ Bộ CHQS tỉnh bố trí 2 chốt phòng-chống dịch Covid-19 cố định, 1 tổ cơ động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn người nhập cảnh trái phép, phòng-chống nguy cơ dịch xâm nhập vào nội địa. Ngoài nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới, gắn với phòng-chống dịch bệnh, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị còn làm chuồng nuôi được rất nhiều gà, vịt, trồng rau củ quả các loại. Sản phẩm tự tay bộ đội làm ra nhiều, lại sạch sẽ, an toàn, có thể làm nguồn thực phẩm tươi sống khi trời mưa bão dài ngày, bảo đảm sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ”.
Chúng tôi đến chốt số 2 của Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) khi trời đã về chiều. Nhiều cán bộ, chiến sĩ vừa đi tuần tra về chưa kịp ráo mồ hôi đã cười nói vui vẻ rồi ra vườn chăm rau, nuôi gà. Dù nước sinh hoạt ở đây phải đi lấy rất xa nhưng anh em vẫn cố gắng tận dụng những giọt nước quý hiếm để chăm sóc vườn rau được tươi tốt. Rau muống, khổ qua rừng, cà tím, cà trắng… là những loại rau quả phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng biên giới này. Nhìn những luống rau đang xanh tốt, những đàn heo, gà, vịt to béo, bữa ăn bộ đội trên vùng biên giới đầy đủ rau tươi, thịt cá mới thấy hết ý nghĩa của việc tăng gia sản xuất, góp phần quan trọng cho cuộc chiến đấu dài ngày phòng-chống dịch Covid-19.
Thiếu tá Rơ Lan Nhin-Trợ lý binh chủng Ban CHQS huyện Ia Grai được tăng cường cùng lực lượng BĐBP thực hiện nhiệm vụ phòng-chống dịch. Anh bộc bạch: “Đối với chúng tôi, việc tăng gia sản xuất không chỉ cải thiện đời sống mà còn là một hình thức tuyên truyền trực quan cho người dân địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Bà con nơi đây đã học tập, làm theo mô hình này, góp phần cải thiện đáng kể thu nhập và nâng cao đời sống. Bất cứ trong môi trường nào, người lính cũng phải thích nghi, tìm cách để vượt qua khó khăn và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.
LÊ QUANG

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

E-magazineChuyện về “biệt đội” cứu hộ chó, mèo

(GLO)- Nằm ở cuối đường Bùi Dự (phường Hoa Lư, TP. Pleiku), Trạm cứu hộ chó, mèo Gia Lai có diện tích khá rộng rãi. Đây là mái ấm của những chú chó, mèo bị bỏ rơi hay may mắn thoát ra từ lò mổ hoặc bị thương do xe tông được “biệt đội” cứu hộ đưa về chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

Hiệu quả truyền thông giảm nghèo ở phường Thống Nhất

(GLO)- Thời gian qua, phường Thống Nhất (TP. Pleiku) đã tập trung phổ biến, tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện công tác giảm nghèo bằng nhiều hình thức. Nhờ đó, người dân đã chủ động phát triển sản xuất, chăn nuôi giúp tăng thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm dần qua các năm.

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

“Đứng dậy” từ lầm lỗi

(GLO)- Nhìn những bằng khen, giấy khen treo trên tường nhà, ít ai ngờ rằng, ông Kpă Dõ-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Lê Ngol (xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) từng một thời chìm trong lầm lỗi. Nhờ được cảm hóa và giúp đỡ, ông đã mạnh mẽ “đứng dậy” làm lại cuộc đời.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

Gia Lai: Giao mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện chương trình MTQG cho 2 huyện Krông Pa và Chư Pưh

(GLO)- Ngày 12-11, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định về việc giao mục tiêu, nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể đối với từng chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho huyện Krông Pa và huyện Chư Pưh thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG.