Buôn Bluk đổi thay nhờ xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Làng quê giàu đẹp, văn minh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao là những thành tựu từ việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số ở buôn Bluk, xã Phú Cần, huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai).
Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới nhiều tuyến đường giao thông nội ở buôn Bluk được bê tông hóa. Ảnh: Lê Nam

Buôn Bluk có 238 hộ dân, hơn 1.000 nhân khẩu, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 76,9%. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số theo Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 13 tháng 2 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, diện mạo buôn Bluk đã đổi thay từng ngày.

Ông Ksor Lik-Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng thôn Bluk-cho biết: Năm 2021, buôn Bluk được xã Phú Cần chọn triển khai xây dựng buôn nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Buôn Bluk xác định, đây là vinh dự nhưng cũng là trọng trách lớn. Để hoàn thành theo lộ trình đã đề ra, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, cấp ủy, Chi bộ buôn Bluk đã chủ động xây dựng nghị quyết, triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, đảng viên, Ban công tác Mặt trận và các hội, đoàn thể.

“Khi chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân đóng góp cho xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa, tham gia bảo hiểm y tế, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế gia đình… người dân rất nhiệt tình tham gia. Nhờ sự đồng lòng của người dân, năm 2023, buôn Bluk đã được UBND huyện Krông Pa công nhận đạt chuẩn nông thôn mới trong làng đồng bào dân tộc thiểu số”-ông Lik phấn khởi nói.

Với sự gương mẫu, đi đầu của cán bộ, đảng viên đã khích lệ tinh thần của bà con trong buôn, hàng chục hộ có tuyến đường chạy qua đất của gia đình đã tự nguyện hiến đất và chặt bỏ cây trồng, tháo dỡ hàng rào để mở rộng tuyến đường. Không chỉ hiến đất, các hộ trong buôn còn đóng tiền, ngày công với tổng số tiền là 200 triệu đồng cho xây dựng nông thôn mới. Nhờ vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, những con đường đất lầy lội vào mùa mưa đã được đổ bê tông phẳng lỳ. Ông Nay Uy (buôn Bluk) cho hay: Khi buôn thông báo Nhà nước hỗ trợ kinh phí làm đường, bà con ai cũng phấn khởi. Sau đó, các hộ dân sinh sống dọc tuyến đường đã chủ động tháo dỡ vật kiến trúc, lùi hàng rào để có mặt bằng thi công.

“Gia đình tôi đã tự nguyện tháo dỡ hàng rào, lùi vào sâu 1 m với chiều dài khoảng 40 m để mở rộng tuyến đường. Hiện nay, đường sá đều đã được bê tông hóa, người dân đi lại thuận lợi, các cháu đi học không còn bị lầy lội nữa”-ông Uy phấn khởi nói.

Người dân buôn Bluk xây dựng nhà cửa khang trang, bảo đảm các tiêu chí nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Lê Nam

Người dân buôn Bluk xây dựng nhà cửa khang trang, bảo đảm các tiêu chí nhà ở dân cư trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Lê Nam

Cùng với hoàn thiện kết cấu hạ tầng, Chi bộ và các đoàn thể buôn Bluk còn tập trung chỉ đạo, vận động nhân dân phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; khuyến khích nhân dân đầu tư máy móc để cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Việc tuyên truyền, vận động được gắn với các phong trào thi đua như: Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc; Nông dân hưởng ứng phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi; Cựu chiến binh gương mẫu; Đoàn viên thanh niên phát huy tinh thần xung kích... Thông qua các phong trào thi đua, mỗi cán bộ, đảng viên, hội viên đều phát huy tinh thần tiên phong trong phát triển kinh tế, tạo được sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân. Hiện nay, trong làng chỉ còn 21 hộ nghèo, 24 hộ cận nghèo; thu nhập bình quân đầu người của làng đạt hơn 40 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ người dân trong buôn tham gia các loại hình bảo hiểm y tế đạt 90,1%, trên 85% số hộ đạt gia đình văn hóa, gần 100% các tuyến đường giao thông trong buôn đã được bê tông hóa, 95,4% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, 98,3% số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn và 86,4% số hộ có nhà ở đạt chuẩn của bộ xây dựng.

Nói về sự đổi thay của buôn, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng thôn Ksor Lik-thông tin thêm: Được sự đầu tư của Nhà nước, sự chung sức đồng lòng của người dân, bộ mặt nông thôn của buôn đã đổi thay rất nhiều. Hệ thống đường giao thông liên thôn, giao thông nội đồng được cứng hóa; nhà văn hoá được xây dựng mới, điện đường được đầu tư lắp đặt. Ngoài ra, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của người dân được nâng lên, chuồng trại chăn nuôi được dời xa nơi ở, đảm bảo vệ sinh và phòng-chống dịch bệnh. Cùng với đó, người dân đã mạnh dạn đưa các loại cây, con giống có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình.

Ông Ksor Lik-Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng buôn Bluk (bìa phải) tuyên truyền người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Lê Nam

Ông Ksor Lik-Bí thư chi bộ, kiêm Trưởng buôn Bluk (bìa phải) tuyên truyền người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Kpă Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Phú Cần-cho biết: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành, rất cần sự chung sức, đồng lòng của người dân để Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của địa phương đi vào thực chất, bền vững.

"Từ một buôn còn nhiều khó khăn, buôn Bluk đã đổi mới toàn diện, với cơ sở hạ tầng khang trang, cuộc sống người dân ngày càng văn minh, thu nhập bình quân được nâng cao. Buôn Bluk là buôn thứ 2 của xã đạt chuẩn nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là tiền đề để tiếp tục xây dựng nông thôn mới tại các buôn còn lại trong xã”-ông Cường thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Đổi thay ở xã anh hùng

Đổi thay ở xã anh hùng Ia Phìn

(GLO)- Phát huy truyền thống anh hùng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Ia Phìn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) tiếp tục đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Cuối năm 2017, xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

Sở Y tế tỉnh Gia Lai trao tiền hỗ trợ em Nêu

(GLO)- Chiều 28-4, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Gia Lai do Phó Giám đốc Ksor Hiền-Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm hỏi, động viên và trao tiền hỗ trợ cho em Nêu (SN 2018, làng Kol, xã Trang, huyện Đak Đoa) mồ côi cả cha và mẹ.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia: Tiện lợi cho người dân

Khám-chữa bệnh cùng chuyên gia, tiện lợi cho người dân

(GLO)- Hiện nay, người dân Gia Lai có thể khám bệnh với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tuyến trên ngay tại tỉnh. Không chỉ khám bệnh, các chuyên gia còn tiến hành phẫu thuật các ca bệnh khó, phức tạp… tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng ngay tại tuyến tỉnh.

Lữ đoàn Pháo binh 368 hỗ trợ xã Nghĩa An 1.120 công lao động xóa nhà tạm, nhà dột nát

Lữ đoàn Pháo binh 368 hỗ trợ xã Nghĩa An 1.120 công lao động xóa nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Chiều 17-4, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát xã Nghĩa An (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả phối hợp hỗ trợ địa phương thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Lữ đoàn Pháo binh 368 (Quân khu 5).