Xây dựng nông thôn mới: Chú trọng thực chất, bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau 14 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo của 182 xã trong tỉnh Gia Lai đã có sự chuyển biến rõ rệt, cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện, đời sống người dân ngày một nâng cao.

Phát huy những thành quả đạt được, các địa phương đang tiếp tục xây dựng NTM theo hướng thực chất, bền vững.

Củng cố chất lượng tiêu chí

Theo thông tin từ UBND xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh), đến nay, xã đạt 16/19 tiêu chí NTM; 3 tiêu chí chưa đạt gồm: cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư, môi trường và an toàn thực phẩm. Xã đang huy động các nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí còn lại vào cuối năm nay.

Theo đó, UBND xã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai mô hình trồng mì thâm canh với diện tích 2,5 ha; hỗ trợ 14 con bò sinh sản cho 14 hộ nghèo và cận nghèo để phát triển kinh tế; hỗ trợ phân hữu cơ, cây giống sầu riêng, giống lúa nước ngắn ngày chất lượng cao để người dân sản xuất; rà soát, phân loại và tìm hiểu nguyên nhân những hộ nghèo, cận nghèo để có hướng giúp đỡ.

Người dân làng Mrông Yố 1 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) tham gia làm đường giao thông. Ảnh: N.H

Người dân làng Mrông Yố 1 (xã Ia Ka, huyện Chư Păh) tham gia làm đường giao thông. Ảnh: N.H

Ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Păh-cho biết: Cùng với huy động các nguồn lực hỗ trợ xã Ia Mơ Nông phấn đấu đạt chuẩn NTM vào cuối năm nay, huyện phân bổ kinh phí cho các xã thực hiện các tiêu chí chưa đạt và củng cố những tiêu chí đã đạt.

Đặc biệt, tại 4 xã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2016-2020 là Nghĩa Hưng, Ia Nhin, Nghĩa Hòa và Hòa Phú, qua rà soát thì mới đạt 15/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025. Để tránh bị thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM, huyện chỉ đạo 4 xã triển khai các giải pháp củng cố tiêu chí đã đạt, đồng thời nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí chưa đạt.

Hướng đến thực chất, bền vững

Theo Văn phòng Điều phối NTM tỉnh, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 96 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM. Trong đó, 5 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí trong năm 2023 đang chờ hội đồng thẩm định cấp tỉnh họp, đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2024, toàn tỉnh có 7 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM. Ngoài ra, các xã đăng ký nhưng chưa đạt chuẩn năm 2023 tiếp tục thực hiện các tiêu chí còn lại.

Hệ thống giao thông nông thôn xã Ia Hrú đã được đầu tư hoàn thiện giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: N.H

Hệ thống giao thông nông thôn xã Ia Hrú đã được đầu tư hoàn thiện giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: N.H

Ông Trần Văn Văn-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh-cho biết: Quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Cụ thể, ngày 4-6-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II và khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, các xã khu vực III và khu vực II nếu đạt chuẩn NTM sẽ không được hưởng các chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục… Điều này ảnh hưởng đến lợi ích của người dân và kết quả đạt chuẩn các tiêu chí NTM không bền vững. Không những vậy, Gia Lai có địa bàn rộng, tỷ lệ hộ nghèo vùng nông thôn còn cao (chiếm 25,59% theo chuẩn đa chiều giai đoạn 2021-2025), cơ sở hạ tầng còn thiếu, đầu tư xây dựng NTM của các địa phương cần nguồn vốn lớn…

Trong khi đó, một số địa phương ít quan tâm đến đầu tư sản xuất, chuyển dịch lao động và bảo vệ môi trường. Bộ tiêu chí công nhận xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025 có nhiều tiêu chí không phù hợp với thực tế và quy định mức đạt chuẩn cao.

Theo kế hoạch, năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có 7 xã đạt chuẩn NTM gồm: Kông Lơng Khơng, Lơ Ku, Đăk Smar (huyện Kbang), Ia Pếch (huyện Ia Grai), Ia Piơr (huyện Chư Prông), Ia Yeng, Chư A Thai (huyện Phú Thiện); 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao gồm: Nam Yang (huyện Đak Đoa), Ia Blang (huyện Chư Sê), Biển Hồ (TP. Pleiku) và Cửu An (thị xã An Khê).

“Từ nay đến cuối năm, Văn phòng Điều phối NTM tỉnh sẽ tập trung đôn đốc, theo dõi nhắc nhở các địa phương tổ chức thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, thực hiện hiệu quả các chương trình chuyên đề về khoa học và công nghệ, phát triển du lịch nông thôn, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, chuyển đổi số trong xây dựng NTM...

Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân nông thôn, nhất là các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn NTM; tập trung phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo; thu hút đầu tư các dự án sản xuất nông-lâm nghiệp, xây dựng các nhà máy chế biến nông-lâm sản tại các địa phương nhằm phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân nông thôn”-Phó Chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh cho biết thêm.

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.