Sắc xuân ở làng nông thôn mới Mrăh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày đầu xuân, chúng tôi đến thăm làng Mrăh (xã Kdang)-một trong những làng đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới vào năm 2021. Diện mạo làng Mrăh đang từng ngày khởi sắc, đời sống người dân được nâng cao.

Cùng đi dạo trên con đường bê tông thẳng tắp, ông Grưch-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mrăh-cho biết: Làng có 92 hộ với 363 khẩu, người Bahnar chiếm hơn 96%. Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, hệ thống chính trị của làng Mrăh xác định giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển. Những năm trước, đây là tiêu chí khó thực hiện vì một số hộ dân chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc làm đường giao thông.

Vì vậy, ngay sau khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, hệ thống chính trị của làng Mrăh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân đóng góp kinh phí, hiến đất làm đường giao thông nông thôn.

Qua tuyên truyền, vận động, người dân đã tự nguyện di dời hàng rào, hiến hàng ngàn mét vuông đất để làm đường giao thông nông thôn.

Ông Grưch-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mrăh đánh kẻng họp dân. Ảnh: R.H

Ông Grưch-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Mrăh đánh kẻng họp dân. Ảnh: R.H

Gia đình ông A Mrinh đã tiên phong hiến hơn 800 m2 đất để mở rộng đường nội làng. Ông chia sẻ: “Trước đây, đường làng chỉ rộng 3 m rất khó đi, mùa khô thì bụi mù, còn mùa mưa thì lầy lội. Bây giờ, đường được xây dựng với chiều rộng 5 m, trong đó, mặt đường bê tông 3 m do tôi và người dân hai bên đường hiến đất. Việc đi lại, vận chuyển nông sản của bà con được thuận lợi hơn rất nhiều. Mình hy sinh một chút lợi ích riêng vì cộng đồng là điều nên làm”.

Không chỉ hiến đất làm đường nội làng, ông A Mrinh còn phá bỏ cây cối, tháo dỡ hàng rào hiến 200 m2 đất làm đường giao thông nội đồng.

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, ngoài giúp đỡ người dân tiếp cận các nguồn vốn vay phát triển sản xuất, hệ thống chính trị làng Mrăh còn tích cực giới thiệu việc làm cho các hộ nghèo, cận nghèo làm việc tại công ty trên địa bàn.

Anh Đơp cho hay: Năm 2013, anh lấy vợ và được bố mẹ cho 250 cây cao su. Lúc bấy giờ, gia đình rất khó khăn vì vợ chồng đều không có kinh nghiệm sản xuất. Sau đó, nhờ cán bộ địa phương tạo điều kiện, anh được vào làm công nhân tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang.

Sau 4 năm nỗ lực làm việc, anh có tiền tích lũy nên đầu tư mua thêm đất trồng cà phê. Đến nay, gia đình anh có 6 sào cà phê và đã thoát nghèo vào năm 2021.

“Vợ chồng mình sẽ tiếp tục cố gắng làm ăn, tích góp tiền bạc để mua thêm đất sản xuất, nuôi dạy con cái ăn học đầy đủ”-anh Đơp chia sẻ.

Ngoài gia đình anh Đơp, thời gian qua, hệ thống chính trị làng Mrăh còn phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang hỗ trợ cho nhiều hộ gia đình khác có việc làm ổn định. Nhờ đó, làng hiện chỉ còn 1 hộ nghèo và 3 hộ cận nghèo.

Đường nội làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận lợi. Ảnh: R.H

Đường nội làng Mrăh (xã Kdang, huyện Đak Đoa) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận lợi. Ảnh: R.H

Trong quá trình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới, làng Mrăh cũng gặp một số khó khăn, nhất là việc vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế. Song, nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế của làng đạt 100%.

Già làng Ngol cho biết: Bây giờ, đời sống của người dân trong làng ngày càng khấm khá, ấm no, không còn tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà tích cực vươn lên phát triển kinh tế, chủ động đóng góp của cải, công sức để xây dựng các công trình vì lợi ích chung.

“Với vai trò là già làng, mình sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là phải tích cực lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp và đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương”-già làng Ngol nói.

Trao đổi với P.V, ông Đinh Guin-Phó Chủ tịch UBND xã Kdang-thông tin: “Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết đồng lòng của người dân, làng Mrăh đã đạt chuẩn nông thôn mới. Chúng tôi tiếp tục phấn đấu xây dựng làng Ktăng đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2024”.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

Gia Lai: Nhiều biện pháp kiểm soát hoạt động kinh doanh online

(GLO)- Theo Luật số 56/2024/QH15 ngày 29-11-2024 của Quốc hội, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế (gọi tắt là Luật Quản lý Thuế sửa đổi, bổ sung), kể từ 1-4-2025, tất cả các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm khấu trừ thuế của người kinh doanh trên sàn.

Qua vùng đất cổ An Khê

Qua vùng đất cổ An Khê

(GLO)- “Ai về nhắn với nậu nguồn/Măng le gửi xuống cá chuồn gửi lên”. Không hiểu sao mỗi khi câu ca dao ấy ngân lên, tôi lại nhớ đến địa linh Tây Sơn thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, tiếp giáp giữa đồng bằng ven biển và Tây Nguyên rộng lớn.

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

Pleiku: Hội thảo lần thứ nhất Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023)

(GLO)- Hội đồng Chỉ đạo công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử của Đảng bộ TP. Pleiku vừa tổ chức hội thảo lần thứ nhất để thảo luận góp ý đề cương chi tiết Lịch sử Đảng bộ phường Trà Bá (1975-2023) vào chiều 12-2. Ông Võ Phúc Ánh-Phó Bí thư thường trực Thành ủy Pleiku chủ trì hội thảo.

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

Nghề nấu đường thủ công ở An Khê

(GLO)- Cách đây vài chục năm, bà con nông dân ở An Khê không bán mía cây như bây giờ mà tự thu hoạch mía, ép lấy nước, nấu lên thành đường thô, rồi mới bán sản phẩm này cho các cơ sở ly tâm đường. Các cơ sở ly tâm đường tiến hành tinh luyện đường thô thành đường vàng để xuất đi các tỉnh khác.

Huyện Đak Đoa tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030. Ảnh: Hà Duy

Đak Đoa: Lấy ý kiến lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa vừa có thông báo số 5/TB-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Đak Đoa.

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tặng quà đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(GLO)- Sáng 6-2, đoàn công tác của Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai do ông Nguyễn Hoàng Phong-Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh làm trưởng đoàn đến thăm, chúc mừng năm mới các đoàn viên, người lao động làm việc tại một số nghiệp đoàn, công ty trên địa bàn TP. Pleiku.

Khởi sắc xã vùng biên

Khởi sắc xã vùng biên Ia Khai

(GLO)- Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã vùng biên Ia Khai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được nâng lên.

Ủy ban nhân dân huyện Kbang yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan và các đơn vị chủ rừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về PCCCR. Ảnh: M.P

Kbang chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng

(GLO)- Bước vào mùa khô năm nay, UBND huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng kế hoạch, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn, đơn vị chủ rừng tăng cường các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn.