Bình Định kiến nghị sớm triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(BĐ) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 23.4.2025 về triển khai Nghị quyết số 172/2024/QH15 của Quốc hội, UBND tỉnh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng và Ban Quản lý dự án Đường sắt kiến nghị nhiều nội dung quan trọng nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh.

Trong văn bản kiến nghị, tỉnh đề xuất Bộ Xây dựng chỉ đạo Ban Quản lý dự án Đường sắt phối hợp làm việc cụ thể với các địa phương để rà soát, điều chỉnh hướng tuyến, tránh chồng lấn và ảnh hưởng đến quy hoạch đô thị, khu dân cư và các dự án trọng điểm đã, đang triển khai. Đặc biệt, tỉnh lưu ý đến việc đường sắt đi qua các khu tái định cư phục vụ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã hoàn thành, đồng thời đề nghị khảo sát kỹ các tác động đến di tích lịch sử như di tích Thành Cha (An Nhơn), Ngã Ba Đình và Trận tập kích trụ sở ngụy quyền năm 1961 (Hoài Nhơn).

Một số đoạn tuyến được nêu rõ có nguy cơ ảnh hưởng lớn, điển hình là đoạn từ Km886+000 (xã Hoài Sơn) đến Km903+500 (phường Hoài Hảo), đoạn qua khu tái định cư thôn Đại Thuận (Phù Mỹ), cụm công nghiệp Tây Hoàng Giang (Tuy Phước), và khu dân cư tại các xã Phước An, Phước Thành. Tỉnh cũng đề xuất cập nhật đồng bộ hướng tuyến với dự án đường bộ cao tốc để tránh chồng lấn, đặc biệt đoạn từ Km953+500 đến Km962+000 và khu vực ga Diêu Trì.

Về cơ chế triển khai, UBND tỉnh kiến nghị áp dụng các chính sách đặc thù tương tự dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, tỉnh đề nghị mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế chính sách cho cả các hạng mục như bồi thường, tái định cư, cải táng, di dời hạ tầng kỹ thuật, thay vì chỉ áp dụng cho phần tuyến chính như quy định hiện hành.

Đặc biệt, tỉnh kiến nghị cho phép HĐND tỉnh được quyền quyết định đối với các trường hợp phát sinh trong chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, do quy trình đấu giá gỗ tận dụng từ rừng tự nhiên quá phức tạp và kéo dài, tỉnh đề xuất cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu để khai thác nguồn gỗ này một cách linh hoạt, tiết kiệm thời gian.

Với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm đồng hành cùng Chính phủ, UBND tỉnh khẳng định sẵn sàng phối hợp chặt chẽ trong mọi khâu để dự án đường sắt tốc độ cao sớm được triển khai, phát huy hiệu quả trong việc kết nối vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

HẢI YẾN

Có thể bạn quan tâm

Sâm khỏe Kbang cần được bảo tồn và khai thác có hiệu quả

Sâm khỏe Kbang

(GLO)- Mới đây, một bạn từ Kbang gửi cho ít sâm khỏe đã được sơ chế. Bạn còn nhắn tin nhắc nếu ngâm rượu thì hãy ngâm sớm, còn nếu để dành nấu nước uống dần thì hãy phơi lại dưới nắng nhẹ.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

null