Biến quả dừa khô bỏ đi thành cây cảnh tiền triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ những quả dừa khô tưởng chừng bỏ đi, qua đôi bàn tay khéo léo của mình, ông Nguyễn Văn Tấn (thôn Dlâm, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, Gia Lai) đã biến chúng thành những cây dừa cảnh bonsai có thế độc, lạ thu về tiền triệu.

Đầu năm 2020, một lần tình cờ nhìn thấy quả dừa cảnh của người cháu mua về trưng bày trong nhà, ông Tấn dò hỏi mới biết người cháu mua với giá hơn 1,5 triệu đồng. Lúc này, bất chợt ông Tấn nhớ ngay đến hàng trăm quả dừa khô lâu nay vứt lăn lóc khắp vườn nhà và từ đây trong ông bắt đầu hình thành suy nghĩ là sẽ biến thứ vứt đi thành tiền.

Những quả dừa khô tưởng chừng vứt đi, ông Nguyễn Văn Tấn (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) đã sáng tạo ra loại cây cảnh bonsai mini độc, lạ thu về tiền triệu. Ảnh: Minh Phương
Những quả dừa khô tưởng chừng vứt đi, ông Nguyễn Văn Tấn (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) đã sáng tạo ra loại cây cảnh bonsai mini độc, lạ thu về tiền triệu. Ảnh: Minh Phương

Ông Nguyễn Văn Tấn-cho biết: Từ năm 1998, gia đình ông đã trồng hơn 100 cây dừa, mỗi năm thu hoạch hàng nghìn quả dừa tươi. Một số dừa trên cây còn lại bán không hết, đến lúc già thành dừa khô rụng khắp vườn. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng loại dừa khô làm giống hoặc làm dầu dừa không nhiều nên gia đình ông thường bỏ mặc vương vãi khắp nơi.

Nhận thấy cơ hội kiếm thêm thu nhập từ những quả dừa khô, tận dụng thời gian nhàn rỗi thông qua mạng internet, ông Tấn bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu kỹ thuật sáng tạo ra cây cảnh bonsai độc, lạ. Nghĩ là làm, ông bắt đầu thu lượm những quả dừa khô nằm rải rác khắp vườn đem về nhà thử nghiệm.

Để có một chậu dừa cảnh tuyệt đẹp, có thế độc, lạ ông Nguyễn Văn Tấn (xã Chư A Thai, Phú Thiện) phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để tạo dáng. Ảnh: Minh Phương
Để có một chậu dừa cảnh tuyệt đẹp, có thế độc, lạ ông Nguyễn Văn Tấn (xã Chư A Thai, Phú Thiện) phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để tạo dáng. Ảnh: Minh Phương

Ông Tấn cho biết: “Lúc mới làm, tôi ươm mầm khoảng 100 quả dừa khô nhưng do thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát lượng nước tưới và độ ẩm nên số quả nảy mầm chỉ chừng 40 quả. Rút kinh nghiệm, sau này tôi chỉ ủ khoảng chừng vài chục quả để tiện chăm sóc, điều chỉnh độ ẩm tốt hơn”.

Theo ông Tấn, sau khi quả dừa nảy mầm, ông cho chúng vào chậu đất để mầm cây tiếp tục phát triển ra rễ, lá rồi bắt đầu công đoạn làm đẹp. Đầu tiên, ông tách bỏ vỏ, mài bóng gáo dừa rồi tạo dáng, xử lý bộ rễ, làm bộ lá.

“Khi cây dừa cao khoảng 20 cm thì cứ mỗi tuần tôi dành hơn 10 giờ đồng hồ để chăm sóc, sửa thế, tạo tán để cho bộ lá bung xòe ra dáng bonsai. Nếu bộ rễ ra nhiều thì chuyển thế cây hoặc tạo ra dáng thế tùy thích. Mỗi công đoạn đều đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, nhưng khó nhất là xử lý phần yếm dừa, nếu không tỉ mỉ sẽ phạm vào đọt non làm chết cây”-ông Tấn nói.

Những quả dừa cảnh sau 8 tháng chăm sóc, tạo dáng đẹp là có thể xuất bán, thu về tiền triệu. Ảnh: Minh Phương

Những quả dừa cảnh sau 8 tháng chăm sóc, tạo dáng đẹp là có thể xuất bán, thu về tiền triệu. Ảnh: Minh Phương

Một quả dừa bonsai nếu người mua chăm kỹ, cấp nước đầy đủ cho cây, đồng thời thường xuyên chăm sóc cắt tỉa bài bản thì cây còn có thể sang chậu và sống lâu hơn nữa. Để thu hút được nhiều khách hàng hơn, ông Tấn còn sơn vẽ hoặc viết thư pháp lên phần quả dừa; đồng thời nghiên cứu tạo ra nhiều dáng thế đẹp như rồng bay, thác đổ hoặc nhiều thế cây độc lạ, thiết kế bonsai quả dừa cảnh theo hình con vật theo các con giáp để bán trong dịp Tết. Theo ông Tấn, để có một chậu dừa cảnh tuyệt đẹp, thế độc, lạ thì ông phải tốn rất nhiều công sức vì có rất nhiều quy trình, thời gian, công sức để tạo dáng.

Với sự lạ mắt, quả dừa cảnh bonsai mini của ông Tấn đã thu hút nhiều khách hàng bởi đây là loại cây mang đến sự gần gũi vừa mộc mạc thân quen vừa có giá bình dân với nhiều kiểu dáng độc lạ, phù hợp ở nhiều không gian khác nhau.

Từ lúc “khởi nghiệp” đến nay, nghệ nhân chân đất này đã bán hơn 300 quả dừa cảnh bonsai các loại với giá từ 500 đến 1,5 triệu đồng (tùy theo tuổi thọ của cây, kiểu dáng, thế cây độc lạ). Ảnh: Minh Phương

Từ lúc “khởi nghiệp” đến nay, nghệ nhân chân đất này đã bán hơn 300 quả dừa cảnh bonsai các loại với giá từ 500 đến 1,5 triệu đồng (tùy theo tuổi thọ của cây, kiểu dáng, thế cây độc lạ). Ảnh: Minh Phương

Từ lúc “khởi nghiệp” đến nay, nghệ nhân chân đất này đã bán hơn 300 quả dừa cảnh bonsai các loại với giá từ 500 đến 1,5 triệu đồng (tùy theo tuổi thọ của cây, kiểu dáng, thế cây độc lạ). Khách hàng chủ yếu ở TP. Pleiku và các tỉnh lân cận như Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi. Vào dịp Tết, có thời điểm ông không còn hàng để bán.

Thu nhập từ dừa cảnh bonsai đã mang lại cho lão nông “thức thời” này một khoản thu kha khá. Ngoài ra, ông còn mang tác phẩm của mình đến gian hàng của các hội chợ, lễ hội để quảng bá với hy vọng sẽ nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

Ia Grai: Tặng bò giống cho phụ nữ khó khăn

(GLO)- Sáng 15-4, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổ chức trao tặng bò giống sinh sản cho 3 gia đình hội viên phụ nữ là hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã Ia Hrung.

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

Trao bò giống cho 3 hộ nghèo huyện Đak Pơ

(GLO)- Ngày 14-4, tại Trung tâm Giống vật nuôi huyện Đak Pơ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức bàn giao mô hình sinh kế thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Mô hình trồng ngô ngọt của phụ nữ Ia Broăi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Vũ Chi

Phụ nữ Ia Broăi thay đổi nếp nghĩ, cách làm

(GLO)- Với sự đồng hành của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), nhiều hội viên phụ nữ dân tộc thiếu số đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện gia đình, mang lại thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

Canh cánh nỗi lo thiếu nước sinh hoạt vào mùa khô

(GLO)- Hiện nay, nhiều giếng đào và giếng khoan tại một số thôn, làng trong tỉnh Gia Lai bắt đầu cạn khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn do thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Triển khai quyết định về Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

Gia Lai triển khai đề án Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản số 846/UBND-KGVX triển khai nội dung Quyết định số 379/QĐ-TTg ngày 20-2-2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm”.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.