Ban Chỉ đạo 389 Gia Lai xử phạt 871 vụ số tiền gần 15 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 16-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai đã chủ trì hội nghị sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: V.T
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: V.T

Báo cáo của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Gia Lai (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 389 tỉnh) tại Hội nghị cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo mạnh mẽ và quyết liệt, chú trọng tập trung xử lý những vấn đề nóng, nổi cộm. Theo đó, các đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã phát hiện, bắt giữ 1.134 vụ/1.041 đối tượng vi phạm; khởi tố 32 vụ/51 đối tượng; xử phạt vi phạm hành chính 871 vụ; thu nộp ngân sách nhà nước gần 15 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2023, số vụ phát hiện giảm 4,6%, số đối tượng tăng 0,5%; số vụ khởi tố hình sự tăng 60%, số đối tượng tăng 75,8%; số vụ xử phạt vi phạm hành chính giảm 9,6%; số tiền thu nộp ngân sách nhà nước giảm 45,6%. Các vi phạm chủ yếu là buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; gian lận thương mại, gian lận thuế; hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ trên môi trường thương mại điện tử.

Tại hội nghị, các thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ theo từng ngành, lĩnh vực, đồng thời thảo luận về những tồn tại, hạn chế, đưa ra nhiều giải pháp thiết thực tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng cuối năm. Trong đó, tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch, mở các đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ nay đến cuối năm 2024.

Tăng cường công tác trinh sát, phối hợp hiệu quả, nắm chắc địa bàn, tuyến đường trọng điểm, khu vực biên giới, cửa khẩu, các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà kho, bến bãi, nơi tập kết hàng giả, hàng lậu quy mô lớn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, triệt phá các đường dây, ổ nhóm vận chuyển hàng lậu, hoạt động gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả. Nâng cao vai trò chỉ đạo điều hành lực lượng quản lý; chú trọng công tác quản lý, giáo dục tư tưởng, đạo đức cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, phương thức thủ đoạn, cách phòng ngừa, tác hại của việc tiêu thụ các mặt hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.T
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: V.T

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế đánh giá cao kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong 6 tháng đầu năm. Nhấn mạnh về nhiệm vụ của các đơn vị thành viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng nhu cầu tích trữ hàng hóa trong các tháng cuối năm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong các dịp lễ, dịp trước, trong và sau tết dự báo sẽ tăng cao, do đó các lực lượng cần làm tốt công tác dự báo tình hình, bám sát thực tế để tập trung xử lý, đề ra giải pháp hữu hiệu trong thực thi nhiệm vụ. Cần xây dựng kênh thông tin trong các đơn vị thành viên của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh về các vụ việc để chủ động chia sẻ thông tin, đồng thời cần làm tốt công tác phối hợp nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm ở các mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm. Hiện nay, thương mại điện tử phát triển rất mạnh, do đó cần tăng cường kiểm soát để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả mua bán trên các nền tảng mạng xã hội; kiểm soát việc xuất hóa đơn điện tử; chống thất thu thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử. Trong bối cảnh thị trường vàng diễn biến phức tạp, các lực lượng cần kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng trên địa bàn. Ngoài ra, cần tăng cường các phương tiện nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình mới. Phối hợp với các đơn vị truyền thông tuyên truyền về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo; đồng thời tuyên truyền, cảnh báo để người dân nhận biết những nơi sản xuất, những hàng hóa có dấu hiệu vi phạm. Đặc biệt, các đơn vị thành viên cần nâng cao vai trò chỉ đạo điều hành lực lượng quản lý, nâng cao đạo đức của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp và người dân.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã trao bằng khen của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho 2 tập thể. Ảnh: V.T
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã trao bằng khen của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho 2 tập thể. Ảnh: V.T

Dịp này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hữu Quế-Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Gia Lai đã trao bằng khen của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia cho 2 tập thể và 4 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.