Ayun Pa bổ sung gần 20 tỷ đồng cho 4 nhiệm vụ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Hội đồng nhân dân thị xã Ayun Pa vừa ban hành Nghị quyết số 126/NQ-HĐND về việc bổ sung dự toán chi từ nguồn kết dư ngân sách cấp huyện năm 2022 chuyển sang năm 2023.
Một góc thị xã Ayun Pa. Ảnh: Đức Thụy
Một góc thị xã Ayun Pa. Ảnh: Đức Thụy

Theo đó, tổng số vốn bổ sung là 19,942 tỷ đồngđể chi cho 4 nhiệm vụ, gồm: các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh với 4,562 tỷ đồng (hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em học mẫu giáo gần 82 triệu đồng; kinh phí thực hiện theo Thông tư liên tịch số 43/2007/TTLT-BTC-BGD&ĐT là 147 triệu đồng; hỗ trợ tiền điện hộ nghèo, hộ chính sách 35,3 triệu đồng; kinh phí thường xuyên cho đối tượng bảo trợ xã hội 3,38 tỷ đồng; hỗ trợ địa phương sản xuất lúa 831 triệu đồng; hỗ trợ công tác an toàn giao thông 12,7 triệu đồng; kinh phí khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do mưa lớn 74 triệu đồng); phân bổ 70% thực hiện nguồn cải cách tiền lương khoảng 10,77 tỷ đồng; phân bổ các nhiệm vụ chi gần 3,7 tỷ đồng (chi đầu tư phát triển 734 triệu đồng; chi thường xuyên hơn 2,933 tỷ đồng); chi các nhiệm vụ cần thiết, đột xuất, các nhiệm vụ khác còn tồn ở kết dư gần 947 triệu đồng.

Có thể bạn quan tâm

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.