(GLO)- Những chàng trai, cô gái Bahnar, Jrai, Tày, Nùng, Hmông, Kinh…đã có phần trình diễn trang phục truyền thống ấn tượng tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, mang theo niềm tự hào của thế hệ kế thừa và tiếp nối tinh hoa văn hóa.
Đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa trình diễn trang phục các dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc
Diễn ra chiều 12-4 tại đường Anh hùng Núp (TP. Pleiku), phần trình diễn trang phục các dân tộc của 17 đoàn nghệ nhân thu hút đông đảo người dân, du khách theo dõi, cổ vũ.
Đơn giản như sắc áo chàm của người Tày, Nùng; rực rỡ sắc màu thổ cẩm của người Bahnar, Jrai của núi rừng Trường Sơn hay tinh tế, thanh lịch trong tà áo dài truyền thống… mỗi bộ trang phục đều là di sản riêng của mỗi dân tộc.
Sắc màu trang phục của người Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc
Các chàng trai, cô gái không chỉ trình diễn trang phục dân tộc mà còn truyền tải thông điệp về sự kế thừa và tiếp nối truyền thống văn hóa một cách mạnh mẽ.
Sắc màu chàm trong trang phục của người Tày. Ảnh: Hoàng Ngọc
Cùng với “đạo cụ” là những vật dụng quen thuộc trong đời sống văn hóa và lao động sản xuất, chủ nhân các nền văn hóa còn tái hiện sống động dấu ấn thời gian qua trang phục, cũng như sự tài hoa, sáng tạo của cha ông trong quá trình chinh phục, sống hài hòa với tự nhiên qua hàng ngàn năm lịch sử.
Ban tổ chức đã trao danh hiệu trình diễn trang phục xuất sắc nhất tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV cho 3 đoàn nghệ nhân: TP. Pleiku, huyện Đak Pơ và Ia Pa.
Áo dài, khăn đóng của nam, kết hợp cùng áo tứ thân, nón quai thao của nữ-trang phục truyền thống của người Việt. Ảnh: Hoàng Ngọc Phần trình diễn trang phục của đoàn nghệ nhân huyện Ia Pa. Ảnh: Hoàng Ngọc Trang phục biến tấu từ thổ cẩm, khẳng định sức sống của chất liệu truyền thống. Ảnh: Hoàng Ngọc Trang phục Jrai của đoàn TP. PLeiku. Ảnh: Hoàng Ngọc Tôn vinh áo dài truyền thống-di sản văn hóa Việt Nam. Ảnh: Hoàng Ngọc Thế hệ trẻ Bahnar kế thừa và tiếp nối tinh hoa văn hóa qua trang phục. Ảnh: Hoàng Ngọc
Biến tấu từ thổ cẩm thổi hồn cho trang phục thời trang đương đại. Ảnh: Hoàng Ngọc Trang phục truyền thống của các cô gái Hmông. Ảnh: Hoàng Ngọc
Ba đoàn có phần trình diễn trang phục xuất sắc nhất là TP. Pleiku, huyện Đak Pơ và Ia Pa. Ảnh: Hoàng Ngọc
(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.
Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.
Triển lãm 'Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Giáo dục - Khoa cử Việt Nam' diễn ra từ 30.6 đến 31.7 tại Bình Định với nhiều nội dung đặc sắc, gắn kết di sản quốc gia với bản sắc văn hóa địa phương.
(GLO)- Nếu như Tây Bắc có “tứ đại danh đèo”: Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ thì vùng duyên hải miền Trung lên đại ngàn Tây Nguyên cũng có “ngũ danh đèo”: An Khê, Phượng Hoàng, Khánh Lê, Ngoạn Mục, Violak.
(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.
(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.
Các hiện vật là Bảo vật quốc gia, gồm: Chõ gốm thuộc văn hoá Đông Sơn, tượng Phật và tượng Thần thuộc văn hoá Champa và văn hoá Óc Eo, Ấn triều Nguyễn, khuôn in tín phiếu năm 1947, 2 bức tranh của các danh hoạ Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Sáng…
Nghệ thuật múa trống Chhay-Dăm được coi là một "thỏi nam châm" văn hóa, không chỉ lưu giữ bản sắc dân tộc Khmer mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.
(GLO)- Tôi vẫn nhớ, thời còn giữ chức Trưởng phòng Hành chính Quản trị Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum, cứ đến 6 giờ 45 phút hàng ngày, ông Vũ Xuân Sắc đã có mặt ở phòng giao ban của cơ quan.
(GLO)- Luống tuổi, nhịp sống sinh học chậm lại, thi thoảng gợi lên trong tôi những kỷ niệm ngày hè xưa cũ. Ở đó có những món quà thiên nhiên mà chỉ cần bước chân ra khỏi nhà là có sẵn.
(GLO)- Ông Rơ Châm Khir (SN 1954, làng Kênh, xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) không chỉ có đôi tay tài hoa vẽ những bức tranh sơn dầu, tượng gỗ dân gian đặc sắc, mà còn là già làng uy tín được cộng đồng tin tưởng.
(GLO)- Ai cũng có tuổi thơ gắn bó với quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn, nơi cuộc đời sâu nặng nghĩa tình với ông bà, cha mẹ, xóm giềng hay những gì thân thuộc nhất. Với tôi, tuổi thơ cũng từng gắn bó với dòng sông quê hương. Ấy là dòng sông Minh.
(GLO)- Con người có quá nhiều đam mê mà một ngày thời gian được mặc định sẵn và phải chia đều cho những việc khác nhau. Cân bằng được mọi thứ, thật chẳng dễ dàng gì. Và cuối cùng thì những gì mình cho là quan trọng nhất thường được ưu tiên. Với riêng tôi, sự ưu tiên đó là niềm vui bên con chữ.
(GLO)- Bộ sưu tập mây tre đan có tuổi đời hàng trăm năm của anh Nguyễn Thế Phiệt (11 Nguyễn Đường, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) như một chứng nhân lặng lẽ kể lại mạch sống gắn bó giữa con người với núi rừng.
(GLO)- Với người Jrai, chiếc vòng đồng không chỉ là vật trang sức mà còn mang ý nghĩa văn hóa và tâm linh sâu sắc. Đây là vật chứng trong các lễ cúng, cưới hỏi, cầu may. Trong suốt vòng đời mỗi người, những lần được đeo vòng đồng được xem như dấu mốc thiêng liêng.
(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.
(GLO)- Trước hiên nhà tôi bỗng xuất hiện một tổ ong mật. Đàn ong bay lượn trong nắng mai, những đôi cánh mỏng manh khẽ rung lên, hòa cùng làn gió nhẹ, tạo nên bản nhạc du dương. Tôi lặng lẽ dõi theo, chợt cảm thấy lòng mình cũng rung lên theo nhịp điệu ấy, một sự đồng điệu vô hình.
(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.
(GLO)- Ngày 23-6, UBND xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ tiền hiền làng Phú Cần”, kết hợp lễ giỗ tiền hiền-nghi lễ truyền thống hàng năm của địa phương ghi nhớ công lao của các bậc tiền nhân có công mở đất, lập làng.
(GLO)- Tôi về Bình Định vào dịp mùa xuân. Sau những ngày Tết nhộn nhịp, một số vùng ven biển, người dân “thỉnh” các đoàn hát bội (tuồng) không chuyên về hát vài ba đêm để thỏa mãn “cơn khát” nghệ thuật tuồng của những người dân xứ nẫu lớn tuổi.