(GLO)- Sáng 12-4, gần 800 nghệ nhân các dân tộc đã quy tụ về Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. PLeiku) tham gia Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV-năm 2025
Ngày hội diễn ra trong 2 ngày (12 và 13-4) với các hoạt động chính như : tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng, trình diễn cồng chiêng, dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống; trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng, trình diễn trang phục các dân tộc, đi cà kheo nghệ thuật, thi nhảy bao bố tiếp sức và giã gạo chày đôi.
Đoàn nghệ nhân huyện Đức Cơ mang theo hình ảnh quốc môn (cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh) và cột mốc 30 đến Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nhiều nghi lễ truyền thống đặc sắc được tái hiện như: lễ mừng chiến thắng, cúng nhà rông, mừng lúa mới, đâm trâu, bỏ mả, cúng giọt nước, mừng thọ, lễ cưới, tạ ơn, rước nước về làng…
Ngày hội quy tụ gần 800 nghệ nhân của 6 dân tộc, chủ yếu là dân tộc Bahnar, Jrai. Ảnh: Hoàng Ngọc
Đặc biệt, đêm 12-4 diễn ra chương trình nghệ thuật “Âm vang cội nguồn”-điểm nhấn của ngày hội, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc. Chương trình nghệ thuật sẽ được Báo Gia Lai điện tử sẽ livestream trên Fanpage của Báo tại địa chỉ https://www.facebook.com/baogialai.net
Sự kiện do Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức thường niên nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời là hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), 79 năm Ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Hội tụ sắc màu di sản tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia lai lần thứ IV. Ảnh: Hoàng Ngọc Vẻ đẹp tràn dầy sức sống của thiếu nữ tại Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc Các cô gái Bahnar điệu nghệ trên đôi cà kheo không thua nam giới. Ảnh: Hoàng Ngọc
Thiếu nữ Jrai của TP. Pleiku hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc Những nghệ sĩ núi rừng hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc Các nghệ nhân huyện Krông Pa tam tấu đàn goong. Ảnh: Hoàng Ngọc Đoàn nghệ nhân huyện Phú Thiện tạc tượng gỗ, tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng. Ảnh: Hoàng Ngọc Đoàn nghệ nhân huyện Đak Pơ tái hiện khung cảnh quay xe bông, kéo sợi-một công đoạn của nghề dệt truyền thống. Ảnh: Hoàng Ngọc
Nghệ nhân của TP. Pleiku tái hiện nghề đan lát. Ảnh: Hoàng Ngọc Các nghệ nhân dân tộc Tày đến từ huyện biên giới Đức Cơ. Ảnh: Hoàng Ngọc
(GLO)- Tối 30-4, tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tổ chức Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa-Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2025 thu hút sự tham gia của nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.
(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.
(GLO)- Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tối 29-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Ia Grai đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Khúc ca khải hoàn”.
(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.
Bún chả đã chiếm trọn trái tim và vị giác của nhiều thực khách khắp thế giới. Trên Michelin Guide, bài viết đưa người đọc vào hành trình khám phá nguồn gốc của món ăn này và những quán được Michelin công nhận.
(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.
(GLO)- Bước chân trên dải biên cương một ngày tháng Tư nắng đượm, tôi thốt nhiên nhớ tới mấy câu thơ của Nguyễn Bình Phương: “Những cột mốc vùng biên bóng trải xiêu xiêu/Dãy núi oằn lên từng nhịp thở”.
(GLO)- Tối 28-4, tại Quảng trường 24/6, UBND huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) tổ chức văn nghệ chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Mấy ngày nay thường hay có dông vào buổi chiều. Gió ùn ùn thốc tới. Mây từ dưới rừng xa đùn lên đen sì như núi, bao trùm gần kín khắp bầu trời. A Blưn thấy ông nội lẩm nhẩm tính rồi nói mấy hôm nữa đi phát rẫy.
(GLO)- Chiều 27-4, Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa năm 2025 đã khép lại sau 2 ngày diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi tại công viên đồi thông (thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
(GLO)-Trong 2 ngày (25 và 26-4), UBND thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025, góp phần lan tỏa tinh thần yêu sách và văn hóa đọc đến đông đảo công chúng.
(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.
(GLO)- Trong 2 ngày (24 và 25-4), Thư viện tỉnh Gia Lai phối hợp với Thư viện huyện Kông Chro tổ chức hoạt động ngoại khóa hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21-4), nhằm lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng, khơi dậy niềm yêu sách trong giới trẻ, góp phần xây dựng xã hội học tập.
(GLO)- 500 nghệ nhân, vận động viên đến từ 17 xã, thị trấn của huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) cùng hội tụ tại công viên đồi thông (thị trấn Đak Đoa) vào sáng 26-4 để khai màn Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa.
(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.
(GLO)- Tối 25-4, UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp cùng Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San tổ chức đêm giao lưu văn nghệ với chủ đề “Bài ca đất nước” nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.
(GLO)-Tối 23-4, tại Công viên Phú Túc, UBND huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức bế mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III năm 2025.
(GLO)-Sáng 24-4, tại sân nhà văn hóa buôn Mlah (xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Krông Pa tổ chức phục dựng lễ cúng cầu mưa của người Jrai.
(GLO)- Mãi đến bây giờ, cánh tay tôi vẫn còn một vết sẹo. Vết sẹo đỏ ửng, kéo dài trông thật “thiếu thẩm mỹ”. Bạn bè khuyên đi xóa sẹo nhưng tôi lại không muốn. Bởi lẽ, với tôi, vết sẹo ấy gắn liền cùng kỷ niệm về bài học đầu đời.
(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).
(GLO)- Trong 2 ngày (22 và 23-4), tại xã Ia Trok (huyện Ia Pa), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện tổ chức lớp “Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Jrai”.