Krông Pa sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa các dân tộc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Những ngày qua, đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa đang tích cực tập luyện để sẵn sàng tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025 với nhiều sắc màu văn hóa độc đáo.

Dưới cái nắng đặc trưng nơi vùng chảo lửa Krông Pa, chúng tôi có mặt tại buôn Gum Gốp, xã Ia Rmok để xem Nghệ nhân ưu tú Rơ Ô Bhung và ông Ksor Kruik, Rơ Chăm Kuh tập luyện đàn Đinh Goong để tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025.

Dù thời tiết nắng nóng nhưng không làm giảm được sự hăng say của đội trình diễn đàn Đinh Goong tập luyện. Tất cả đều toát lên sự nhiệt huyết và tự hào khi mang văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến sân chơi cấp tỉnh.

doi-trinh-dien-nhac-cu-dan-toc-dan-dinh-goong-gom-3-nghe-nhan-ro-o-bhung-ksor-kruik-va-ro-cham-kuh-dang-tap-luyen-chuan-bi-cho-ngay-hoi.jpg
Đội trình diễn nhạc cụ dân tộc đàn Đinh Goong gồm 3 nghệ nhân Rơ Ô Bhung, Ksor Kruik và Rơ Chăm Kuh đang tập luyện chuẩn bị cho ngày hội. Ảnh: Quang Ngọc

Nghệ nhân ưu tú Rơ Ô Bhung chia sẻ: Tôi rất vui khi được chọn tham gia trình diễn tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV. Dịp này, chúng tôi tham gia tiết mục đàn Đinh goong với nội dung “Thực dân Pháp xâm lược lần 2, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, quyết không mất nước, không làm nô lệ cho thực dân Pháp”. Để có màn trình diễn tốt, chúng tôi đã tạm gác lại công việc nương rẫy để tập luyện gần 1 tháng nay.

Còn ông Ksor Kruik, người đã cùng Nghệ nhân ưu tú Rơ Ô Bhung nhiều lần tham gia các ngày hội văn hoá của tỉnh, huyện thì cho hay: “Mỗi lần tham gia trình diễn đàn Đinh goong, tôi đều thấy phấn khởi vì đã quảng bá được nét văn hoá đặc trưng của đồng bào Jrai ở huyện Krông Pa ra với bạn bè trong và ngoài tỉnh”.

hang-ngay-ba-nay-hvanh-buon-bha-nga-xa-ia-rmok-thuong-tranh-thu-nhung-luc-nhan-doi-de-det-vai.jpg
Hàng ngày bà Nay H’Vanh (buôn Bhă Nga, xã Ia Rmok) thường tranh thủ những lúc nhàn rỗi để dệt vải. Ảnh: Lê Nam

Cũng được chọn tham gia ngày hội ở loại hình dệt vải, thời gian qua, sau khi hoàn tất các công việc nương rẫy, bà Nay H’Vanh (buôn Bhă Nga, xã Ia Rmok) lại dành thời gian để ngồi bên khung cửi để luyện lại các thao tác dệt thổ cẩm sao cho nhuần nhuyễn nhất.

Bà H’Vanh-bộc bạch: Tôi biết dệt vải từ năm 16 tuổi. Ngày nào tôi cũng tập luyện để tay mình dẻo hơn, đưa con thoi sợi nhanh hơn để khi đi thi các thao tác được thuần thục. Tham gia ngày hội năm nay, tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt tác phẩm của mình để có thể mang về thành tích cho đoàn của huyện”.

Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày (từ ngày 11 đến 13-4) tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP. Pleiku. Ngày hội gồm các hoạt động đặc sắc như: Đêm hội giao lưu và gặp gỡ các dân tộc tỉnh Gia Lai; tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc; trình diễn trang phục các dân tộc; trình diễn đi cà kheo nghệ thuật; trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng; trưng bày, giới thiệu đặc sản, ẩm thực địa phương; tổ chức trò chơi dân gian (nhảy bao bố tiếp sức, giã gạo chày đôi...).

Nghệ nhân Krông Pa tích cực tập luyện cho Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2025. Clip: Lê Nam

Trao đổi với P.V, bà Trịnh Thị Thu-Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa-cho biết: “Tham dự Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV, năm 2025, huyện Krông Pa thành lập đoàn với 54 nghệ nhân, tham gia ở 5 nội dung gồm: Tái hiện không gian văn hóa cộng đồng của các dân tộc; gian hàng trưng bày, giới thiệu đặc sản, ẩm thực địa phương; trình diễn kỹ thuật chỉnh chiêng; trình diễn trang phục các dân tộc; tham gia các trò chơi dân gian. Đến nay, các nghệ nhân đều đã sẵn sàng để tham gia trình diễn và tranh tài tại ngày hội.

“Ngày hội không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi giữa các địa phương, mà còn là dịp để quảng bá hình ảnh vùng đất, con người và văn hóa đặc trưng của mỗi huyện, mỗi dân tộc. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, đoàn nghệ nhân huyện Krông Pa hứa hẹn sẽ mang đến Ngày hội Văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2025 một bức tranh văn hóa sống động, độc đáo, góp phần làm nên thành công chung cho sự kiện văn hoá đặc trưng của tỉnh”- Phó Giám đốc Trung tâm Văn hoá, Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa thông tin.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Món quà của chị Hai

(GLO)- Thời tiểu học, tôi khá biếng nhác việc học. Kết quả học tập của tôi năm nào cũng gần như “đội sổ”, trầy trật hết cách mới không bị lưu ban. Trong khi đó, các anh chị tôi đều học giỏi. Tuy nhiên, đọc cuốn sách 'Vượt đêm dài' của nhà văn Minh Quân do chị Hai tặng đã thay đổi cuộc đời tôi.

Tan biến giữa rừng

Tan biến giữa rừng

(GLO)- Tôi mê đắm Tây Nguyên bắt đầu từ 2 chữ “đại ngàn”. Tôi cũng đã từng mường tượng về những cánh rừng bạt ngàn, tán cây che kín không thấy ánh mặt trời, dây leo và cây bụi lấp kín không một lối mòn, muông thú chạy nhảy dưới những tán xanh.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.

Giai âm tiếng lòng

Giai âm tiếng lòng

(GLO)- Nếu tin rằng mọi thứ đều có nguyên do thì lý do ra đời của cây đàn guitar chắc hẳn là niềm ưu ái vô bờ mà thượng đế đặc biệt ban tặng cho con người.

 Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

Thơ Lữ Hồng: Bầu trời trở lại

(GLO)- "Bầu trời trở lại" của Lữ Hồng là bài thơ giàu hình ảnh và cảm xúc, gợi lên sự chuyển mình của thiên nhiên, lòng người. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, cũng là một hành trình nội tâm sâu sắc, nơi con người giao hòa với đất trời, với những giấc mơ và niềm tin vào ngày mai.

40 năm qua, bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa) vẫn sử dụng lò tráng mì Quảng thủ công giúp sợi mì dai, thơm ngon. Ảnh: V.C

Giữ hương vị mì Quảng truyền thống trên quê hương thứ 2

(GLO)- Với 40 năm gắn bó với nghề làm mì Quảng, gia đình bà Huỳnh Thị Tỉnh (tổ 2, phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) vẫn sử dụng lò tráng mì thủ công. Với bà, đây là cách gìn giữ nét văn hóa truyền thống từ ông bà để lại, đảm bảo sợi mì dai, thơm ngon và lưu được hương thơm lúa mới.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Xôn xao chợ núi

Xôn xao chợ núi

(GLO)- Chợ núi cũng như bao khu chợ ở nhiều vùng miền khác, là nơi mua bán trao đổi, gặp gỡ chuyện trò. Song, chính sự chân chất, bình dị của những phiên chợ này lại khiến bao người nhớ nhung.