Tiếp tục tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) vừa có văn bản về việc tiếp tục tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III năm 2025.

Trước đó, UBND huyện có thông báo tạm dừng tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, trong đó có Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số.

doan-nghe-nhan-xa-chu-rcam-phuc-dung-le-cung-bo-ma-anh-vu-chi-7459.jpg
Đoàn nghệ nhân xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa phục dựng lễ cúng bỏ mả. Ảnh: Vũ Chi

Dự kiến Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 24-4 gồm các hoạt động văn hóa và thể thao truyền thống. Trong đó, các hoạt động văn hóa gồm 5 nội dung: tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số; trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số; giã gạo chày đôi; cồng chiêng đường phố; trưng bày, giới thiệu đặc sản, ẩm thực địa phương. Các môn thi thể thao gồm: bắn nỏ, đẩy gậy, chạy cà kheo, kéo co.

Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa có sự tham gia của các đoàn nghệ nhân đến từ 14 xã, thị trấn trên địa bàn huyện (tối thiểu 30 người/đoàn). Ban tổ chức khuyến khích các đoàn nghệ nhân có nhiều thành phần dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, các nghệ nhân chưa tham gia ngày hội những năm trước.

Đồng thời, yêu cầu các hoạt động văn hóa, thể thao phải mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số; các sản phẩm nông nghiệp giới thiệu, trưng bày phải được thẩm định danh mục sản phẩm nông sản sạch, an toàn tạo sự liên kết, xúc tiến thương mại và phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện và định hướng phát triển du lịch địa phương. Đây là dịp để đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy di sản, đồng thời thắt chặt tinh thần đoàn kết.

Có thể bạn quan tâm

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

Gia Lai triển khai chuỗi hoạt động của Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam từ 15-4 đến 2-5

(GLO)-Với thông điệp “Văn hóa đọc-Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách-làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo”, chuỗi hoạt động Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 4-2025 sẽ diễn ra từ 15-4 đến 2-5.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

Thiêng liêng ngày Giỗ Tổ

(GLO)- Dẫu xa ở đất Tổ nhưng người dân Gia Lai luôn khắc ghi và tự hào về nguồn cội. Ngày Giỗ Tổ hàng năm cũng là dịp để mọi người thành kính tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng theo những cách riêng.

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

Người vẽ chân dung Bác Hồ trên đá

(GLO)- Với tài vẽ tranh trên đá, anh Dương Đức Hòa-Giáo viên Mỹ thuật Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Kon Chiêng (huyện Mang Yang) đã khắc họa thành công chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trên chất liệu tưởng chừng không có gì ngoài vẻ khô cứng.

Khôi phục lệ cúng cá ở An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Lệ cúng cá ở An Khê

(GLO)- Trong lễ cúng Quý Xuân (17-2 âm lịch) vừa qua, Ban Nghi lễ miếu An Xuyên (phường Tây Sơn, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã khôi phục lệ cúng cá. Những con cá tươi ngon được ngư dân đánh bắt ở sông Ba dâng cúng tỏ lòng biết ơn các vị thần linh, tiền nhân.

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Xây dựng nghị định về khuyến khích phát triển văn học là cần thiết

Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

“Giữ lửa” tò he trên quê hương mới

(GLO)- Rời làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), ông Vũ Văn Chiến mang theo nghề nặn tò he của quê cha đất tổ vào thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) lập nghiệp. Hơn 30 năm qua, ông vẫn tận tụy đưa tò he đến với nhiều người trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

Thơ Đào An Duyên: Đêm sang mùa

(GLO)- Bài thơ "Đêm sang mùa" của Đào An Duyên là một bức tranh thơ mộng về những khoảnh khắc chuyển giao, khi đêm và mùa giao thoa, khi không gian và thời gian hòa quyện vào nhau, tạo nên một cảm giác lạ kỳ, huyền bí...